Kiếm tiền ở V-League: Vô địch là B.Bình Dương

Bóng đá Việt Nam đang ở khúc cua sau một thời gian dài quá phụ thuộc vào các ông bầu. Đã đến lúc các CLB phải tính đến việc tự nuôi sống mình như B.BD, đội mỗi năm thu về hơn 30 tỷ đồng nhờ khai thác thương quyền.

Một thời gian dài, bóng đá Việt Nam chấp nhận việc sống nhờ “bầu sữa” từ ngân sách, hoặc các ông bầu như là điều hiển nhiên. Ngân sách địa phương, ngành cấp tiền cho CLB như để trả công cho việc quảng bá “tên miền”. Và các ông bầu thì không ngừng vung tiền vì nhờ bóng đá, tên tuổi và việc làm ăn của họ đi lên trông thấy.

Khả năng khai thác thương quyền của B.BD là vô địch tại V-League

Khi kinh tế thuận lợi, các đội bóng ít nghĩ đến chuyện tự kiếm tiền. Người ta coi việc khai thác thương quyền là một điều xa xôi, hoặc không phải việc của mình. Lúc đó, nhiệm vụ của các CLB là nhận và tiêu tiền từ ngân sách, hoặc các ông bầu. Có một số đội bóng cũng tính đến việc bán quảng cáo trên ngực áo, nhưng do chưa chú tâm, hoặc thiếu tầm nhìn, chiến lược nên số tiền thu về chẳng được bao nhiêu.

Kiếm tiền như B. Bình Dương

Lâu nay, làng bóng đá thường ví von rằng, “tiêu tiền như B.BD”. Nhờ có sự hậu thuẫn của Tổng Công ty Becamex mà ngân sách của B.BD luôn đứng đầu V-League. Ngay cả thời khủng hoảng, các đội bóng cắt giảm chi phí chuyển nhượng thì B.BD vẫn mua sắm tưng bừng. Họ vẫn mua những ngôi sao đắt giá nhất để phục vụ cho chiến lược của mình.

Đúng là B.BD có rất nhiều tiền. Nhưng tiền đó từ đâu ra? Đi sâu vào tìm hiểu, người viết nhận ra rằng, có một B.BD mà lâu nay dư luận không hề biết, hoặc biết rất hạn chế. Đó là CLB rất giỏi kiếm tiền. Thậm chí, nói về góc độ khai thác thương quyền, B.BD đang vô địch V-League.

Theo thông tin mà phóng viên có được, một năm, khoản tiền thu về từ các hoạt động khai thác thương quyền của B.BD lên đến trên 30 tỷ đồng. Một con số quá ấn tượng với bối cảnh chung của V-League.

Trong đó, có 15 tỷ đồng từ việc bán quảng cáo trên áo thi đấu cho nhà tài trợ Maritime Bank. Chưa hết, CLB này còn thu được 5-6 tỷ đồng từ bán bảng quảng cáo trên SVĐ. Hơn 10 tỷ đồng còn lại được thu từ việc bán 600 bảng quảng cáo ở quốc lộ 13 và Thành phố mới Bình Dương. Ngoài ra, CLB này còn có nguồn thu lớn từ hoạt động kinh doanh bất động sản.

B.BD đang có được cơ chế thuận lợi để khai thác thương quyền. Nhưng, để có được cơ chế ấy thì đó là cả một vấn đề lớn. Hơn nữa, biến cơ chế ấy thành tiền thì phải có tầm nhìn và bộ máy thực thi. Ít người biết rằng, B.BD có đến 25 người chuyên thực hiện công việc khai thác thương quyền cho CLB. Trong đó, 5 người chuyên trách mảng khai thác các bảng quảng cáo và số còn lại tham gia vào việc khai thác các dự án bất động sản.

Với hơn 30 tỷ đồng từ việc khai thác thương quyền, trong đó, chưa tính đến nguồn thu từ kinh doanh bất động sản, về cơ bản, B.BD đã tự chủ về mặt tài chính. Và nó lý giải vì sao, B.BD đang là “pháo đài” mà cơn bão khủng hoảng không thể tấn công.

Mô hình điểm Thanh Hóa

Không phải là địa phương giàu có, nhưng Thanh Hóa đang là mô hình điểm mà nhiều đội bóng hằng ao ước, xét về nền tảng tài chính. Bất chấp khủng hoảng, Thanh Hóa vẫn có nguồn kinh phí dồi dào lên đến 70 tỷ đồng. Khoản tiền này bao gồm kinh phí từ ngân sách tỉnh và đặc biệt là sự đóng góp của hàng chục doanh nghiệp ở Thanh Hóa.

Có một chi tiết thú vị là mỗi trận đấu trên sân Thanh Hóa thường có vài ba doanh nghiệp đứng ra trao tiền cho đội bóng. Ít thì 5-7 triệu, nhiều hơn là một vài chục, vài trăm triệu đồng, nhưng với sự hỗ trợ thường xuyên và đông đảo từ các doanh nghiệp, CLB Thanh Hóa có hàng chục tỷ đồng. Nói như chủ tịch CLB Thanh Hóa Nguyễn Văn Đệ thì “hàng chục doanh nghiệp cùng chúng tôi lo cho bóng đá

NHÀ TÀI TRỢ CÁC GIẢI QUỐC GIA