Giám đốc Sở TDTT Đà Nẵng Lê Nguyên Hồng: SXã hội hóa mang mầu sắc Đà Nẵng⬝

Thông tin về chủ trương chuyển giao CLB Đà Nẵng cho doanh nghiệp đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Giới chuyên môn cho rằng, đây là một điều tất yếu trong bóng đá chuyên nghiệp.

Thông tin về chủ trương chuyển giao CLB Đà Nẵng cho doanh nghiệp đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Giới chuyên môn cho rằng, đây là một điều tất yếu trong bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng cũng có luồng tin lại nói, việc Sdoanh nghiệp hóa⬝ Đà Nẵng là do lãnh đạo đã nản chí. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở TDTT Đà Nẵng, ông Lê Nguyên Hồng.
 
PV: Ông và các đồng nghiệp tại Sở TDTT, CLB Đà Nẵng đón nhận thông tin về việc đội bóng sẽ được chuyển giao như thế nào?
 
SCon gái lớn thì phải gả chồng⬝
 
– Anh em nghệ sỹ ngoài việc công tác tại các đoàn nghệ thuật đều muốn ra ngoài làm. Thậm chí, họ bỏ cả đoàn để tìm hướng đi mới. Nhưng với chúng tôi, bóng đá là không khí, cơm ăn, nước uống. Bóng đá là cuộc sống của chúng tôi. Rất khó để hòa nhập với cuộc sống không bóng đá. Với những người làm bóng đá, được sống với niềm đam mê của mình là hạnh phúc. Có thể chuyển giao, nhưng các HLV, CBCNV vẫn được gắn bó với bóng đá. Và thêm nữa, khi được Sdoanh nghiệp hóa⬝, chắc chắn đời sống sẽ được cải thiện.

Giám đốc Sở TDTT Đà Nẵng Lê Nguyên Hồng

 
Có ý kiến cho rằng, việc Đà Nẵng được chuyển giao là do lãnh đạo đội bóng Shết yêu⬝. Họ đã thất vọng vì thành tích không thật sự thuyết phục của đội dù được đầu tư rất nhiều?
 
– Xu thế xã hội hóa bóng đá là điều tất yếu. Thế giới ở đâu cũng vậy và Đã Nẵng cũng phải đi theo con đường ấy. Không chỉ có bóng đá, các ngành khác cũng phải quán triệt tư tưởng xã hội hóa. Hãy để bóng đá sống, hoạt động dựa trên đôi chân của mình thông qua sự giúp đỡ của xã hội. Tôi không nghĩ lãnh đạo đội hết yêu bóng đá. Lãnh đạo Đà Nẵng không yêu bóng đá thì ai yêu? Họ đã và sẽ mãi yêu bóng đá. Nhưng như một người cha có đứa con gái lớn thì phải gả chồng. Không thể giữ mãi con gái bên mình. Đã đến lúc cần phải tìm một chàng rể thích hợp. Quan trọng hơn, ngay cả khi chọn được rể thì mình cũng không mất con. Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi Đà Nẵng chuyển giao đội bóng.
 
– Nhưng trước đây Đà Nẵng vẫn hoạt động với nguồn ngân sách dư dả mà không cần ghép tên với doanh nghiệp nào. Thậm chí, Đà Nẵng còn là biểu tượng thành công của bóng đá Nhà nước. Ông nghĩ sao về điều này?
 
–  Trước đây Đà Nẵng đứng sang một bên của xu thế xã hội hóa bởi chúng tôi chưa hội đủ những điều kiện cần thiết. Chưa thấy những doanh nghiệp ở Đà Nẵng đủ khả năng gánh vác trọng trách thay chúng tôi. Giờ điều kiện đã chín muồi. Các doanh nghiệp đã giầu lên nhanh chóng thời gian vừa qua. Nhiều doanh nghiệp lớn đã tìm đến với Đà Nẵng. Tôi nghĩ họ đủ tiềm lực tài chính để lo cho đội bóng lâu dài.
 
– Nhưng điều mà nhiều người quan tâm là sau khi được chuyển giao, Đà Nẵng sẽ hoạt động như thế nào? Đội bóng là niềm tự hào của người dân thành phố. Ông có sợ một ngày nào đó đội bóng sẽ được Schuyển hộ khẩu⬝ như NHĐA?
 
SLấy con gái chúng tôi thì phải ở rể⬝
 
– Không bao giờ có chuyện đó xảy ra. Hiện tại, việc chuyển giao đội bóng cho một doanh nghiệp mới chỉ là chủ trương. Chúng tôi chưa có bất kỳ cuộc thương thảo nào với các đối tác. Cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Nhưng tôi nghĩ, khi bước vào đàm phán, có một nguyên tắc không thể thay đổi đó là đội bóng vẫn phải là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Xã hội hóa là chủ trương đúng. Nhưng dù có doanh nghiệp hóa thì vẫn phải mang mầu sắc Đà Nẵng. Lãnh đạo và người dân không cho phép Smất yếu tố Đà Nẵng⬝ trong đội bóng khi đã được chuyển giao. Trong tư tưởng, tiềm thức của người dân nơi đây thì đội bóng vẫn phải thể hiện được mầu cờ sắc áo Đà Nẵng. Như tôi đã nói, Đà Nẵng chấp nhận Sgả chồng⬝ cho con gái, nhưng Schàng rể⬝ phải xác định được tư tưởng là gắn bó lâu dài với chúng tôi. Đội bóng phải hoạt động tại Đà Nẵng. Và dù có mang tên gì cũng không được bỏ thương hiệu Đà Nẵng. Hãy nhìn những gì diễn ra ở nước Anh, hàng loạt ông chủ nước ngoài mua các đội bóng, nhưng họ vẫn tôn trọng tính truyền thống. Và đặc biệt, họ đâu có ý định mang đội bóng đi nơi khác. Chắc chắn, khi thương thảo với các đối tác, chúng tôi sẽ phải yêu cầu họ gắn bó lâu dài với đội bóng. Sẽ không có chuyện thích thì làm, không thì bỏ được.
 
CLB Đà Nẵng sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp
 
– Chủ trương đã có, nhưng điều mà dư luận quan tâm là bao giờ Đà Nẵng sẽ hoàn thành việc xã hội hóa?
 
SXã hội hóa như cổ phần hóa⬝
 
– Tôi thấy việc xã hội hóa bóng đá giống như việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hóa là tất yếu và nó sẽ giúp cho doanh nghiệp mạnh hơn. Thế nhưng, không thể cổ phần hóa theo phong trào. Càng không thể lấy tiến độ cổ phần hóa làm Sthành tích⬝ để báo cáo. Còn nhiều yếu tố phải cân nhắc để lợi ích Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp được đảm bảo. Thế nên, tôi nghĩ cần phải tính toán thật kỹ để việc tiến hành chuyển giao đội bóng được diễn ra êm thấm và quan trọng hơn là nó sẽ mang đến bước phát triển mới. Chúng tôi cần phải quan tâm xem việc chuyển giao ở mức độ như thế nào? Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển giao Smẹ⬝, nhưng Đà Nẵng còn có cả Scon⬝. Như thế là không được! Việc xử lý tương lai của các HLV, CBCNV, tuyến trẻ như thế nào? Việc định giá, cũng như cơ chế sử dụng hệ thống cơ sở vật chất nữa. Và còn mối quan hệ giữa Sở TDTT với đội bóng, chức năng quản lý Nhà nước cũng cần được quan tâm. Thế nên, tôi không dám hứa bao giờ quá trình chuyển giao được hoàn tất.
 
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
 
 
Theo ông Lê Nguyên Hồng, hiện không chỉ có SHBank muốn tiếp nhận đội bóng mà còn rất nhiều doanh nghiệp khác đã chính thức nhảy vào cuộc đua. Ngân hàng dầu khí Toàn cầu cũng muốn được chuyển giao CLB Đà Nẵng. Một Sđại gia⬝ trong lĩnh vực địa ốc và một tập đoàn kinh doanh khách sạn cũng muốn tiếp quản đội bóng bên bờ sông Hàn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được thời điểm sẽ diễn ra các cuộc thương thảo. Bản thân UBND thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có văn bản chính thức về việc chuyển giao đội bóng.
 
Theo Bóng Đá
 

NHÀ TÀI TRỢ CÁC GIẢI QUỐC GIA