Bóng đá nữ Afghanistan chơi bóng đá phía sau những cánh cửa khép kín!

Đầu năm nay, đội tuyển Bóng đá Nữ quốc gia Afghanistan đã có chuyến tập huấn chính thức đầu tiên trong lịch sử dưới sự hướng dẫn của HLV người Đức Klaus Stark tại trường Thể thao Ruit ở Ostfildern (Đức). 18 cô gái trẻ đã được tuyển chọn và được chơi bóng mà không phải lo lắng sẽ bị khủng bố.

 

Chơi bóng đá ở Afghanistan thật sự nguy hiểm. Có rất nhiều người không chấp nhận việc phụ nữ chơi bóng. Do vậy bất cứ ngày nào cũng có thể là ngày sống cuối cùng của bạn. Chúng tôi vẫn luôn cầu nguyện để Taliban không có những hành động ngăn cản chúng tôi, nhưng cho đến lúc này chúng tôi vẫn rất phải để mắt tới mối nguy hiểm đó”, HLV Stark cho biết về công việc nguy hiểm của ông tại Kabul.

 

Stark đã từng làm việc cho Liên đoàn Bóng đá Đức (DFB) và ông đã ở Kabul được 4 năm để làm việc cho dự án được tài trợ bởi Ủy ban Thể thao Olympic Đức, chính phủ Đức và DFB từ năm 2003.

 

Dưới một điều kiện làm việc khá thiếu thốn do các cơ sở hạ tầng của thể thao nước này đã bị tàn phá nặng nề trong suốt 30 năm xung đột, tuy nhiên Stark cũng đã rất thành công trong công việc của mình.

 

Hơn nữa, cuộc sống của phụ nữ ở Afghanistan thực sự khó khăn và tình trạng này đã kéo dài suốt trong thời gian thống trị của Taliban cho đến tận 2001. Trong thời kỳ đó, phụ nữ thậm chí còn không được phép bày tỏ quản điểm, chính kiến của mình.

 

Stark cho biết thêm “Chúng tôi chỉ dám chơi bóng tại những khu vực có sự hiện diện của lực lượng giữ gìn hòa bình quốc tế, bên trong những ngôi nhà nhưng phải đóng cửa lại. Thời gian đầu tiên chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn do những ông bố thường không cho phép con gái của mình chơi bóng. Tuy nhiên, giờ đây họ lại rất tự hào về những đứa con gái của mình”. Hiện nay vị HLV người Đức này đang chịu trách nhiệm hướng dẫn cho 22 đội bóng đá Nữ cả ở bên trong lẫn bên ngoài của thủ đô Kabul.

 

Có thể thấy rằng những phụ nữ ở đây thật sự can đảm.

 

Stark hiện đang tạm thời ngừng các hoạt động huấn luyện để quan sát tình hình hiện tại ở Afghanistan, ông cho biết “Mọi thứ đều tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế, trong trường hợp xẩy ra khủng bố hoặc tình hình trong thành phố bất ổn, thì những ông bố, bà mẹ không muốn cho con gái mình chơi bóng đá. Đã có rất nhiều những đe dọa về sự  tấn công, bởi vậy tôi cần phải quan sát kỹ càng tình hình thực tế trong một vài tháng tới rồi sau đó sẽ quyết định liệu có trở lại đây nữa hay không”.

 

“Bạn sẽ an toàn nhất nếu bạn không nổi bật giữa đám đông. Đó là lí do tại sao tôi không có một nhóm vệ sỹ”. Những cẩn trọng của vị HLV 54 tuổi này là điều dễ hiểu bởi những kẻ khủng bố thường nhắm vào những người nổi tiếng, có địa vị và ảnh hưởng trong xã hội. Chính ông cũng đã từng trực tiếp trải nghiệm những nguy hiểm tại Kabul khi cho biết quán cafe internet mà ông đã từng đến đã bị đánh bom 24h sau đó.

 

Mặc dù đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhưng Liên đoàn Bóng đá Afghanistan (AFF) vẫn quyết tâm tiếp tục những công việc mà mình đang làm.

 

“Các gia đình cho phép con gái của họ chơi bóng đá vì đó là những quyền lợi của chúng. Đó là lí do tại sao chuyến tập huấn tại Đức cũng được coi là một biểu tượng của sự tự do” Chủ tịch AFF Keramuddin Karim giải thích.

 

Sự giúp đỡ đến từ FIFA.

 

Trong những nỗ lực nhằm tái thiết lại Liên đoàn Bóng đá Afghanistan sau sự sụp đổ của chế độ khủng bố Taliban, FIFA đã luôn khẳng định rằng bóng đã nữ sẽ không bao giờ bị bỏ quên. Cụ thể FIFA đã sử dụng 10% (25.000 USD) của quỹ hỗ trợ chương trình tài chính để tổ chức các trận đấu bóng đá nữ. Tuy còn chậm chạp nhưng điều đó khảng định rằng bóng đá nữ đã có những bước tiến và số tiền hỗ trợ này chắc chắn sẽ tăng lên 15% (37.000 USD) vào năm 2008 và người ta chờ đợi những bước tiến xa hơn trong tương lai.

 

Những hoạt động bóng đá nữ đầu tiên ở Afghanistan đó là “bóng đã trong trường” học đã được tài trợ hoàn toàn bởi quỹ tiền tệ FAP.

 

FIFA cũng đã hỗ trợ dự án “Học và Chơi” tại Kabul khi giúp cho các em cả trai và gái được học tập đồng thời có cơ hội được chơi bóng đá trong những điều kiện thông thường.

 

Tháng 8/2005, cầu thủ nữ ba năm liền giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc của FIFA – Birgit Prinz đã đến thăm dự án theo đề nghị của FIFA và đó là cơ hội không thể tốt hơn để quảng bá cho phòng trao chơi bóng đá trong giới phụ nữ, đồng thời khuyến khích nhiều hơn phụ nữ Afghanistan chơi môn thể thao này.

 

FIFA cũng đã tổ chức một buổi hội thảo về bóng đá nữ tại Doha vào tháng 3/2006 với sự tham dự của các phái đoàn đến từ Afghanistan và 12 quốc gia Hồi giáo khác. Buổi hội thảo này đã vạch ra những kế hoạch mang tính chiến lược cho bóng đá nữ tại Afghanistan đồng thời giúp cho các đoàn tham dự có cơ hội để trao đổi kinh  nghiệm, qua đó giúp cho bóng đá nữ tại Afghanistan một động lực mới để đi lên.

 

Những điều đó cho thấy FIFA đang rất nỗ lực giúp đỡ cho đội tuyển bóng đá nữ Afghanistan mới được thành lập qua việc đã tổ chức chuyến tập huấn đầu tiên tại Pakistan và cung cấp dụng cụ, thiết bị cho chuyến tập huấn thứ hai tại Đức.

Nguồn: FIFA magazine