Bóng đá Bình Dương: Một Skỷ lục⬝ kiếm tiền

250.000 USD có thể được coi là một hợp đồng có giá trị nhất đối với một CLB vào thời điểm Stối tăm⬝ của bóng đá VN. Chủ sở hữu của số tiền tài trợ gần 4 tỉ đồng này là CLB bóng đá Bình Dương.

250.000 USD có thể được coi là một hợp đồng có giá trị nhất đối với một CLB vào thời điểm Stối tăm⬝ của bóng đá VN. Chủ sở hữu của số tiền tài trợ gần 4 tỉ đồng này là CLB bóng đá Bình Dương.

Tập đoàn thực phẩm Unif không phải chỉ Sdũng cảm⬝ khi quyền lợi của họ qua việc tài trợ này chỉ là tên của thương hiệu được gắn lên ngực áo cầu thủ.

20 chữ ký cho một quyết định

Lễ ra mắt tài trợ của Bình Dương – Ảnh TTO

Có nhìn thấy khuôn mặt đăm chiêu của ông Cao Văn Chóng – giám đốc phụ trách vận động tài trợ của CLB này – khi chuẩn bị hồ sơ kêu gọi tài trợ trước lúc V-League 2006 khai cuộc mới thấm cái giá mà Bình Dương đạt được hôm nay. Trước những tiêu cực của bóng đá, tìm được nhà tài trợ cho bóng đá khó như hái sao trên trời.

Kiên trì như một nhà marketing chuyên nghiệp, ông và các cộng sự đã làm một bản trình bày gửi đến các doanh nghiệp lớn Scó tiềm năng⬝ khắp cả nước. Và rồi hồi âm đã có từ Unif. Ông Chóng tiết lộ: SChúng tôi phải tìm hiểu rất kỹ về khách hàng của mình. Cần phải hiểu họ cũng như dòng sản phẩm của họ như chính CLB của mình mới có thể thuyết phục để hợp tác⬝.

Sau khi thuyết phục được lãnh đạo công ty tại VN, bước tiếp theo là phải thuyết phục được công ty mẹ ở Đài Loan. Hồ sơ tài trợ được dịch ra tiếng Hoa và chuyển về Đài Loan cho tập đoàn mẹ thẩm định. Tập đoàn mẹ lại đã nhờ cả một công ty độc lập bên ngoài chuyên về giám định hiệu quả truyền thông đứng ra xem xét khả năng mang lại lợi ích cho công ty khi Sđầu tư⬝ vào bóng đá.

Bản phê chuẩn để Unif tham gia tài trợ cho bóng đá Bình Dương có tới 20 chữ ký của những người điều hành Tập đoàn Unif!

Số tiền kỷ lục tương đương 4 tỉ đồng VN trước ngày V-League khai cuộc đã được nhận luôn một lần, điều mà gần như không một CLB nào có thể làm được.

Thật ra, 4 tỉ đồng chưa phải là một số tiền lớn với một CLB chuyên nghiệp để tồn tại trong một mùa bóng (ngân sách từ 15-20 tỉ). Nhưng khi không ít nhà tài trợ quay lưng lại với bóng đá VN vì niềm tin của họ bị đánh cắp từ sân cỏ, thì việc Unif nhảy vào xe duyên với Bình Dương đã trở thành tín hiệu vui cho đội bóng SChelsea Việt Nam⬝ này.

* Ngoài 4 tỉ đồng từ Unif thì CLB Bình Dương phải cần thêm bao nhiều tiền nữa để làm kinh phí hoạt động cho mùa giải 2006?

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá Bình Dương Trần Văn Đường: “Có thêm ngần ấy tiền, chúng tôi cũng nhẹ đi một phần gánh lo âu về chạy vạy kinh phí cho mùa bóng mới. Ngoài ra, Bình Dương còn được tỉnh cấp thêm 6 tỉ (mùa trước là 4 tỉ đồng). Việc bán bảng quảng cáo trên sân cùng các loại hình dịch vụ khác, trong đó có truyền hình, mang về cho ngân sách của đội 3-4 tỉ đồng nữa. Nói chung, khoảng 14 tỉ đồng thì hoàn toàn yên tâm để dồn hết sức lực vào khía cạnh chuyên môn nhằm tìm đến các thứ hạng cao.

PV: Nhưng Bình Dương còn nguồn thu từ bán vé?

Hội CĐV Bình Dương luôn sát cánh cùng đội bóng – Ảnh TTO

– Cách làm bóng đá chuyên nghiệp mỗi nơi mỗi khác. Mỗi trận đấu của Bình Dương đều có truyền hình trực tiếp, bảng quảng cáo thì đã bán hết, cho nên chúng tôi không bán vé – trừ khán đài A – để thu hút khán giả đến sân đông đảo. Sân bóng nhiều khán giả, nhiều bảng quảng cáo thì vẫn thú vị hơn khi được truyền hình trực tiếp.

* Lợi ích của CLB khi có được sự tiếp sức của Unif?

– Đó là sự ổn định về kinh phí để duy trì hoạt động. Chúng tôi tự hào rằng về mặt bằng lương tháng thì cầu thủ Bình Dương từ bằng cho đến cao hơn một số CLB khác. Lương tháng của cầu thủ không chỉ giúp họ thi đấu tốt mà còn có thể tích lũy được. Do vậy ở Bình Dương, hoàn toàn không có chuyện cầu thủ mè nheo, yêu sách đòi tăng lương, tăng tiền thưởng…

Mùa này ban lãnh đạo CLB đưa ra mức thưởng như sau: 60 triệu đồng cho một trận thắng, hòa sân nhà không được thưởng, nhưng hòa trên sân khách sẽ được 30 triệu đồng. Với mỗi trận thua, toàn đội sẽ bị trừ lại 30 triệu đồng. Nếu đoạt chức vô địch V-League, cả đội sẽ được thưởng 2,5 tỉ đồng và 1 tỉ đồng cho ngôi á quân, nhưng nếu về đích thứ ba như mùa trước sẽ không còn đồng thưởng nào cả.

* Lương cao, chế độ đãi ngộ tốt và thưởng cũng hậu hĩnh… liệu có triệt tiêu được tiêu cực?

– Nếu đã xác định bóng đá là nghề nghiệp thì tự thân cầu thủ phải biết đâu là đúng để làm và đâu là sai để tránh xa. Dính đến tiêu cực, cầu thủ sẽ tự hủy diệt chính mình, đồng thời còn đối mặt với hình phạt của pháp luật. Thu nhập cầu thủ hiện tại cao hơn rất nhiều so với nhiều ngành nghề khác, vậy thì còn gì nữa để họ không toàn tâm toàn ý cống hiến cho màu cờ sắc áo, cho uy tín và cho chính tương lai của mình. Theo tôi, chỉ có những người không biết suy nghĩ mới nhúng tay vào chàm.

(Theo TTO)

NHÀ TÀI TRỢ CÁC GIẢI QUỐC GIA