Sự giống nhau giữa 2 chức vô địch của SLNA

Có khá nhiều những điểm giống nhau giữa hai chức vô địch của SLNA.

 

1 Cả 2 chức vô địch V-League của SLNA (năm 2001 và 2011) đều giành được ở vòng đấu cuối cùng sau những trận đấu diễn ra trên sân nhà. Năm 2001, SLNA đánh bại CATP.HCM 4-3 trong trận đấu cuối cùng của mùa giải để lần đầu tiên giành chức vô địch V-League. Còn năm nay, sau trận hòa HN.T&T 1-1 trên sân Vinh, đội bóng xứ Nghệ lần thứ 2 đăng quang ngôi vô địch.

 

2. Trong cả 2 mùa giải giành được chức vô địch V-League, SLNA đều là đội bóng sở hữu hàng phòng ngự chắc chắn nhất. Tại V-League 2011, hàng phòng ngự SLNA để lọt lưới có 29 bàn (trung bình 1,11 bàn/trận). Còn tại V-League 2000-2001, hàng phòng ngự đội bóng xứ Nghệ còn xuất sắc hơn khi chỉ để lọt lưới có 16 bàn (trung bình 0,89 bàn/trận)

 

3.SLNA là đội giành được nhiều trận thắng nhất trong cả 2 mùa giải giành chức vô địch. Năm 2011 số trận thắng của SLNA là 15 trận, còn năm 2001 con số này là 11 trận

 

4 Cách đây 10 năm khi giành được ngôi vị quán quân V-League 2000-2001, số trận thắng trong cả mùa giải của SLNA nhiều hơn số trận không thắng là 4 (thắng 11 trận, hòa 3 trận và thua 4 trận). Còn ở mùa giải năm nay, điều đó lại được lặp lại khi kết thúc mùa giải, đội bóng xứ Nghệ thắng 15 trận, hòa 4 trận và thua 7 trận.

 

Bảng vàng V-League:

Mùa giải

Đội vô địch

Đội hạng nhì

Đội hạng ba

2011

SLNA

HN.T&T

SHB.ĐN

2010

HN.T&T

XM.HP

TĐCS.ĐT

2009

SHB.ĐN

Bình Dương

SLNA

2008

Bình Dương

ĐT.LA

XM.HP

2007

Bình Dương

ĐT.LA

HA.GL

2006

ĐT.LA

Bình Dương

P.Bình Định

2005

ĐT.LA

Đà Nẵng

Bình Dương

2004

HA.GL

Nam Định

ĐT.LA

2003

HA.GL

ĐT.LA

Nam Định

2001-2002

CSG

SLNA

NHĐA

2000-2001

SLNA

Nam Định

Thể Công

 

Tin mới

Năm trận đấu mang sứ mệnh lịch sử, đội Tổng cục Đường sắt (TCĐS) càng hiểu được tấm lòng của người…

Họ – các cầu thủ Tổng cục Đường sắt (TCĐS) khi ấy được giao nhiệm vụ chính trị quan trọng là mang bóng đá đến với đồng…

21 năm sau ngày thống nhất đất nước, năm 1996, Tổng Thư ký VFF Trần Bảy bất ngờ gặp cựu ngoại trưởng…

Ông là thành viên một gia đình thủ môn lẫy lừng, có tới 7 người đều khoác áo tuyển quốc gia. Đó là Trần Văn…

 1  2   3  4  5     

Tin xem nhiều

Hai anh em cùng nổi tiếng những năm thập niên 1960, 1970 nhưng chơi trên sân lại ở 2 vai trò khác nhau. Nếu Cù Sinh rạng danh với vai trò chân sút hàng đầu của đội tuyển Miền Nam và Hải Quan thì Cù Hè lại gây ấn tượng ở vị trí tiền vệ phòng ngự và trung vệ cho rất nhiều đội bóng thời kỳ đó.

“HLV Alfred Riedl đã không trao băng đội trưởng cho tôi, nhưng gọi riêng ra và nói rằng tôi sẽ phải luyện tập, thi đấu với trách nhiệm của một anh lớn của đội. Tôi là trung vệ số 1 Việt Nam và ông ấy muốn tôi xứng đáng với điều đó, phải đứng đúng vị trí của mình. Và tôi hiểu…”.

Tư liệu mới phát hiện của nhà báo Đặng Vương Hưng về trận đấu lịch sử Việt – Pháp năm 1946 do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng…

Không được yêu mến cuồng nhiệt như Cảng Sài Gòn hay Hải quan, nhưng Sở Công nghiệp TP.HCM lại là đội bóng có những cá nhân tài hoa mà phong cách và lối chơi đã đi vào lòng người.

Giới hâm mộ bóng đá những năm 1980 không ai không biết Nguyễn Hoàng Minh (tức Minh nhí) với những cú lừa bóng lắt léo và những đường chuyền như đặt cho đồng đội…

Nhà tài trợ

      ® Ghi rõ nguồn vff.org.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ từ website này.

      Liên hệ với chúng tôi: Trưởng ban biên tập: Nguyễn Thu Hà. Phó ban biên tập: Hà Nhật Đoàn.

      Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới, VFF không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.

      Địa chỉ: Đường Lê Quang Đạo – Phường Phú Đô – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội. Điện thoại: +84.4.22425998 Fax: +84.4.38233119.

      © Bản quyền thuộc về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Số giấy phép: 184/GP-BC, cấp ngày: 06/10/2005

      Coppyright@2005-2015 Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam
      Phát triển bởi: Thiết kế website

      Nguồn: Theo Thể thao Văn hóa