Sự giống nhau giữa 2 chức vô địch của SLNA
Có khá nhiều những điểm giống nhau giữa hai chức vô địch của SLNA.
1 Cả 2 chức vô địch V-League của SLNA (năm 2001 và 2011) đều giành được ở vòng đấu cuối cùng sau những trận đấu diễn ra trên sân nhà. Năm 2001, SLNA đánh bại CATP.HCM 4-3 trong trận đấu cuối cùng của mùa giải để lần đầu tiên giành chức vô địch V-League. Còn năm nay, sau trận hòa HN.T&T 1-1 trên sân Vinh, đội bóng xứ Nghệ lần thứ 2 đăng quang ngôi vô địch.
2. Trong cả 2 mùa giải giành được chức vô địch V-League, SLNA đều là đội bóng sở hữu hàng phòng ngự chắc chắn nhất. Tại V-League 2011, hàng phòng ngự SLNA để lọt lưới có 29 bàn (trung bình 1,11 bàn/trận). Còn tại V-League 2000-2001, hàng phòng ngự đội bóng xứ Nghệ còn xuất sắc hơn khi chỉ để lọt lưới có 16 bàn (trung bình 0,89 bàn/trận)
3.SLNA là đội giành được nhiều trận thắng nhất trong cả 2 mùa giải giành chức vô địch. Năm 2011 số trận thắng của SLNA là 15 trận, còn năm 2001 con số này là 11 trận
4 Cách đây 10 năm khi giành được ngôi vị quán quân V-League 2000-2001, số trận thắng trong cả mùa giải của SLNA nhiều hơn số trận không thắng là 4 (thắng 11 trận, hòa 3 trận và thua 4 trận). Còn ở mùa giải năm nay, điều đó lại được lặp lại khi kết thúc mùa giải, đội bóng xứ Nghệ thắng 15 trận, hòa 4 trận và thua 7 trận.
Bảng vàng V-League:
Mùa giải | Đội vô địch | Đội hạng nhì | Đội hạng ba |
2011 | SLNA | HN.T&T | SHB.ĐN |
2010 | HN.T&T | XM.HP | TĐCS.ĐT |
2009 | SHB.ĐN | Bình Dương | SLNA |
2008 | Bình Dương | ĐT.LA | XM.HP |
2007 | Bình Dương | ĐT.LA | HA.GL |
2006 | ĐT.LA | Bình Dương | P.Bình Định |
2005 | ĐT.LA | Đà Nẵng | Bình Dương |
2004 | HA.GL | Nam Định | ĐT.LA |
2003 | HA.GL | ĐT.LA | Nam Định |
2001-2002 | CSG | SLNA | NHĐA |
2000-2001 | SLNA | Nam Định | Thể Công |
Việc JFA chính thức gửi lời mời ĐT Việt Nam sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Nhật Bản vào ngày 7/10/2011 sắp tới có thể coi là một trong những sự kiện nổi bật của bóng đá Việt Nam trong năm 2011, bởi đây là lần đầu tiên ĐT Việt Nam có trận đấu giao hữu quốc tế chính thức với ĐT Nhật Bản, một trong những đội bóng hàng đầu của châu lục.
Ngày | Địa điểm | Đối thủ | Tỷ số |
16/10/2010 | Bhubaneswar (Ấn Độ) | ĐT Olympic Ấn Độ | 3-1 |
12/10/2010 | TP Kuwait (Kuwait) | ĐT Kuwait | 1-3 |
08/10/2010 | Pune (Ấn Độ) | ĐT Ấn Độ | 1-3 |
31/05/2009 | TP Kuwait (Kuwait) | ĐT Kuwait | 1-0 |
26/11/2008 | Jurong (Singapore) | ĐT Singapore | 2-2 |
06/07/2008 | Thẩm Dương (Trung Quốc) | ĐT U23 Trung Quốc | 2-3 |
11/06/2008 | Surabaya (Indonesia) | ĐT Indonesia | 0-1 |
30/12/2006 | Bangkok (Thái Lan) | ĐT Thái Lan | 1-3 |
28/12/2006 | Bangkok (Thái Lan) | ĐT Singapore | 3-2 |
26/12/2006 | Bangkok (Thái Lan) | ĐT Kazakhstan | 2-1 |
24/12/2006 | Bangkok (Thái Lan) | ĐT Thái Lan | 1-2 |
Thống kê cho thấy, đã có tổng cộng 7 quốc gia ở châu Á đã từng mời ĐT Việt Nam và ĐT Olympic Việt Nam sang thi đấu giao hữu trong vòng 5 năm trở lại đây. Trước Nhật Bản là các quốc gia Ấn Độ, Kuwait, Singapore, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.
Trong đó, Kuwait là quốc gia duy nhất từng 2 lần mời ĐT Việt Nam sang thi đấu giao hữu (năm 2009 và năm 2010). Năm ngoái, Ấn Độ tuy chỉ một lần mời nhưng lại được cả “một công đôi việc” khi thuyết phục được cả ĐT lẫn ĐT Olympic Việt Nam sang thi đấu giao hữu với ĐT và ĐT Olympic Ấn Độ.
Tuy nhiên, quốc gia hiếu khách nhất trong vòng 5 năm qua phải kể đến Thái Lan. Cuối năm 2006, nhận lời mời của LĐBĐ Thái Lan, ĐT Việt Nam đã trở thành khách mời của xứ sở Chùa vàng khi tham dự Cúp Nhà vua Thái Lan (King’s Cup 2006).
Tổng cộng, kể từ năm 2006 đến nay, ĐT và ĐT Olympic Việt Nam đã tham dự tổng cộng 11 trận đấu giao hữu quốc tế tại các quốc gia châu Á khác nhau với kết quả thu được là 4 trận thắng, 1 trận hòa và 6 trận thua, ghi được 17 bàn thắng và để lọt lưới 21 bàn.
Đấy là chưa kể năm 2006, LĐBĐ Indonesia cũng đã từng mời ĐT Việt Nam sang thăm, thi đấu giao hữu và tham dự Cúp Anniversary 2006 cùng với ĐT Indonesia tại Jarkata. Tuy nhiên, cuối cùng do trùng với kế hoạch tập huấn, thi đấu của ĐT Việt Nam trong năm 2006 nên cuối cùng VFF phải từ chối lời mời của phía bạn.
Nhìn lại lịch sử 10 năm vừa qua có thể thấy cũng giống như ĐT Olympic, ĐT Việt Nam có khá nhiều duyên nợ với các đội bóng vùng Vịnh.
Giải đấu Đối thủ Kết quả VL World Cup 2002 Saudi Arabia 0-5 (lượt đi) VL World Cup 2002 Saudi Arabia 0-4 (lượt về) VL Asian Cup 2004 Oman 0-6 (lượt đi) VL Asian Cup 2004 Oman 0-2 (lượt về) VL World Cup 2006 Lebanon 0-2 (lượt đi VL World Cup 2006 Lebanon 0-0 (lượt về) Cúp VTV-T&T 2006 U23 Iran 1-1 Giao hữu Bahrain 5-3 Agribank Cup 2006 U23 Bahrain 2-0 Vòng bảng Asian Cup 2007 UAE 2-0 Vòng bảng Asian Cup 2007 Qatar 1-1 Tứ kết Asian Cup 2007 Iraq 0-2 VL World Cup 2010 UAE 0-1 (lượt đi) VL World Cup 2010 UAE 0-5 (lượt về) VL Asian Cup 2011 Lebanon 3-1 (lượt đi) Giao hữu Kuwait 1-0 VL Asian Cup 2011 Syria 0-1 (lượt đi) VL Asian Cup 2011 Syria 0-0 (lượt về) VL Asian Cup 2011 Lebanon 1-1 (lượt về) Cúp 1000 năm TL-HN U23 Kuwait 3-0 Giao hữu Kuwait 1-3 |
Những con số thống kê cho thấy: kể từ năm 2001 đến nay, ĐT Việt Nam đã có tổng cộng 21 lần chạm trán với các đội bóng vùng Vịnh trong khuôn khổ các giải đấu chính thức cũng như các trận đấu giao hữu. Trong đó, các đội bóng vùng Vịnh là những người giành chiến thắng trong 10 trận, ĐT Việt Nam “ca khúc khải hoàn” trong 6 trận, 5 trận còn lại kết thúc với tỷ số hòa. ĐT Việt Nam ghi được tổng cộng 20 bàn thắng và để thủng lưới 38 bàn.
Điểm lại, 6 đội bóng từng là “bại tướng” của ĐT Việt Nam trong quá khứ đến từ 4 quốc gia vùng Vịnh là Bahrain (ĐTQG tại trận giao hữu năm 2006, ĐT U23 tại Agribank Cup 2006), UAE (tại Asian Cup 2007), Lebanon (tại vòng loại Asian Cup 2011) và Kuwait (ĐTQG tại trận giao hữu năm 2008, ĐT U23 tại Cúp 1000 năm Thăng Long-Hà Nội).
Điều đáng nói là trong số 6 chiến thắng của ĐT Việt Nam trong quá khứ thì có tới 5 chiến thắng diễn ra trên sân nhà, trong khi chỉ có duy nhất một chiến thắng diễn ra trên sân khách. Đó là chiến thắng 1-0 của ĐT Việt Nam trong trận đấu giao hữu (diễn ra vào ngày 31/5/2009) với ĐT Kuwait với bàn thắng duy nhất được ghi do công của tiền vệ Trọng Hoàng.
Chiến thắng gần đây nhất và cũng là chiến thắng đậm nhất của ĐT Việt Nam trước một đội bóng vùng Vịnh là trận thắng với tỷ số 3-0 trước U23 Kuwait vào ngày 20/9/2010 trong khuôn khổ Cúp 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ở trận thắng đó, Việt Thắng, Minh Phương và Trọng Hoàng là những người lập công cho ĐT Việt Nam. Trong khi đó, trận thua đậm nhất của ĐT Việt Nam trong lịch sử là thất bại 0-6 trước ĐT Oman tại vòng loại Asian Cup 2004.
Công Vinh và Quintana đều là chân sút chủ lực của ĐT Việt Nam và ĐT Qatar, chắc chắn cả Công Vinh lẫn Quintana đều sẽ giữ vai trò rất quan trọng với khả năng thành bại của đội nhà trong cuộc chạm trán tối nay. Trước thềm cuộc đối đầu rất đáng được chờ đợi này, chúng ta hãy thử cùng so sánh 2 chân sút này với nhau qua bảng thống kê dưới đây:
| Lê Công Vinh | Sebastian Quintana |
Ngày tháng năm sinh | 10/12/1985 | 8/11/1983 |
Quốc tịch | Việt Nam | Qatar |
Chiều cao | 1m70 | 1m86 |
Số áo | 9 | 23 |
Các CLB đã từng khoác áo | SLNA, Leixoes, HN.T&T | Liverpool de Monte video, Al-Gharapha, Qatar SC |
CLB hiện tại | HN.T&T | Qatar SC |
Thứ hạng hiện tại của CLB ở mùa giải 2011 | Thứ 2 | Thứ 5 |
Số bàn ở mùa giải 2011 | 9 | 12 |
Tổng số bàn ở các CLB | 88 | 106 |
Lần đầu khoác áo ĐTQG | Năm 2004 | Năm 2006 |
Số trận khoác áo ĐTQG | 45 | 58 |
Tổng số bàn cho ĐTQG | 33 | 24 |
Số bàn cho ĐTQG trong năm 2011 | 7 | 2 |
Những con số thống kê cho thấy thành tích ghi bàn ở cấp độ CLB của Quintana nhỉnh hơn so với Công Vinh. Tiền đạo đang khoác áo CLB Qatar SC ghi được tổng cộng nhiều bàn thắng hơn tiền đạo đang khoác áo CLB HN.T&T (106 so với 88) và số bàn thắng ghi được trong mùa giải 2011 cũng trội hơn (12 so với 9).
Tuy nhiên, thành tích ghi bàn ở cấp độ ĐTQG của Công Vinh lại vượt xa Quintana (33 so với 24). Tính riêng trong năm 2011, số bàn thắng của tiền đạo số một của ĐT Việt Nam cũng nhiều gấp 3,5 lần so với số bàn thắng của tiền đạo số một của ĐT Qatar (7 so với 2). Phong độ của Công Vinh ở thời điểm hiện tại cũng tốt hơn so với Quintana khi liên tục ghi bàn trong thời gian gần đây, cả ở cấp độ CLB cũng như ĐTQG.
2 tiền đạo mỗi người một vẻ. Liệu trong cuộc chiến đêm nay, ai sẽ tỏa sáng để mang lại thắng lợi cho đội bóng của mình?
Thành tích đối đầu của Olympic Việt
Giải đấu | Đối thủ | Kết quả |
VL Olympic Athens 2004 | U23 | 1-3 |
VL Olympic Athens 2004 | U23 | 1-1 |
LG Cup | U21 | 0-0 |
Cúp VTV-T&T | U23 | 1-1 |
VL Olympic Bắc Kinh 2008 | Olympic | 2-0 |
VL Olympic Bắc Kinh 2008 | Olympic | 1-3 |
VL Olympic Bắc Kinh 2008 | Olympic | 2-0 |
VL Olympic Bắc Kinh 2008 | Olympic | 0-1 |
VL Olympic Bắc Kinh 2008 | Olympic | 1-1 |
VL Olympic Bắc Kinh 2008 | Olympic | 1-1 |
VL Olympic Bắc Kinh 2008 | Olympic | 0-2 |
VL Olympic Bắc Kinh 2008 | Olympic | 1-3 |
Cúp 1000 năm Tlong – HN | Olympic | 2-0 |
Vòng bảng Asian Games 16 | Olympic | 3-1 |
Vòng bảng Asian Games 16 | Olympic | 0-1 |
VL Olympic London 2012 | Olympic | 0-2 |
VL Olympic London 2012 | Olympic | 1-4 |
Những con số thống kê cho thấy: trong vòng 10 năm trở lại đây, Olympic Việt Nam tỏ ra rất có duyên với các đội bóng Tây Á. Bằng chứng là cho đến thời điểm này, các cầu thủ trẻ của chúng ta đã có tới tổng cộng 16 lần chạm trán với các cầu thủ trẻ đến từ Tây Á trong khuôn khổ các giải đấu chính thức cũng như các giải đấu giao hữu.
Cho dù trong những trận đối đầu này, thất bại phần nhiều vẫn thuộc về phía Olympic Việt
Điều đáng nói là trong số 4 chiến thắng này của Olympic Việt Nam, có tới 3 chiến thắng diễn ra trên sân nhà. Chỉ có duy nhất một chiến thắng của Olympic Việt
Thành Quang
Thể thao & Văn hóa
1. Trong lịch sử, chỉ có duy nhất Quả bóng vàng năm 1996 Võ Hoàng Bửu là giúp cho CLB của mình (Cảng Sài Gòn) giành được chức VĐQG ở mùa giải kế tiếp (1997).
1. Lê Công Vinh là cầu thủ duy nhất giành được danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam trong 2 năm liên tiếp 2006 và 2007.
2. Võ Văn Hạnh và Dương Hồng Sơn là 2 thủ môn đã giành được danh hiệu Quả bóng Vàng (Võ Văn Hạnh năm 2001 và Dương Hồng Sơn năm 2008).
3. Lê Huỳnh Đức và Lê Công Vinh đều 3 lần là chủ nhân danh hiệu cao quý Quả bóng Vàng Việt Nam. Huỳnh Đức đăng quang vào các năm 1995, 1997, 2002 còn Công Vinh bước lên ngôi cao nhất vào các năm 2004, 2006 và 2007. Tuy nhiên, Huỳnh Đức hơn Công Vinh ở chỗ cựu tiền đạo ĐT Việt Nam này còn 3 lần giành danh hiệu Quả bóng Bạc vào các năm 1998, 1999 và 2000. Trong khi đó Công Vinh chỉ giành thêm một Quả bóng Bạc vào năm 2005 và một Quả bóng Đồng năm 2008.
4. Trong lịch sử có 4 cầu thủ giành được danh hiệu Quả bóng Vàng đúng vào năm mà CLB đang khoác áo cũng giành được chức VĐQG. Đó là Lê Huỳnh Đức cùng CLB CA.TPHCM năm 1995, Nguyễn Hồng Sơn cùng Thể Công năm 1998, Võ Văn Hạnh cùng SLNA năm 2000-2001, Phan Văn Tài Em cùng ĐTLA năm 2005.
5. SLNA là CLB có nhiều cầu thủ được nhận danh hiệu Quả bóng Vàng nhất trong lịch sử. Tổng công có 5 lần danh hiệu cao quý nhất của bóng đá Việt Nam thuộc về các thành viên đội bóng xứ Nghệ, trong đó 3 lần thuộc về Lê Công Vinh, một lần thuộc về Văn Quyến và một lần thuộc về thủ môn Võ Văn Hạnh.
11. Đã có tổng cộng 11 cầu thủ được nhận danh hiệu cao quý Quả bóng Vàng Việt Nam . Đó là Lê Huỳnh Đức, Hoàng Bửu, Nguyễn Hồng Sơn, Công Minh, Võ Văn Hạnh, Văn Quyến, Công Vinh, Tài Em, Dương Hồng Sơn, Thành Lương và Minh Phương.
19. Quả bóng Vàng năm 2003 Phạm Văn Quyến và Quả bóng Vnàg năm 2004 Lê Công Vinh đều được vinh danh khi mới tròn 19 tuổi và trở thành cầu thủ trẻ nhất được nhận danh hiệu này.
31. Cầu thủ nhiều tuổi nhất từng được nhận danh hiệu Quả bóng Vàng là Lê Huỳnh Đức (và 99% sẽ có thêm Nguyễn Minh Phương). Huỳnh Đức đón nhận tin vui này khi đã bước sang tuổi 31 (năm 2002) còn Minh Phương giờ cũng đã 31 tuổi.
420. Năm 2007, tiền đạo Lê Công Vinh (SLNA) đã giành được 420 điểm trong cuộc đua bầu chọn Quả bóng Vàng và bước lên ngôi vị cao nhất. Đây cũng là số điểm cao nhất mà một chủ nhân Quả bóng Vàng Việt Nam giành được qua 15 lần bầu chọn danh hiệu cao quý này.
Năm trận đấu mang sứ mệnh lịch sử, đội Tổng cục Đường sắt (TCĐS) càng hiểu được tấm lòng của người hâm mộ miền Nam…
Ông Trần Duy Long nhớ lại hồi ấy đội TCĐS vào thành phố mang tên Bác toàn đội được Giám đốc Sở TDTT Trương Tấn Bửu, Liên đoàn Lao động TP đón tiếp và chiêu đãi tại Nhà khách Liên đoàn Lao động (nay là Cung văn hóa Lao động TP.HCM) trong không khí thấm đượm tình anh em, nghĩa đồng bào.
… Sau trận thắng Cảng Sài Gòn, toàn đội đi Tây Ninh, tại đấy không khí đón tiếp đội TCĐS còn hoành tráng hơn cả ở sân bây Tân Sơn Nhất. Nhân dân và lãnh đạo Tây Ninh đi xa nhiều cây số để đón đội. Vào thị xã, đoàn xe còn đi diễu hành một vòng với kèn trống, cờ rợp trời.
Điều đọng lại đối với những cầu thủ TCĐS khi thi đấu ở Tây Ninh đó là tình cảm của những người mẹ, người chị dành cho cầu thủ TCĐS. HLV Trần Duy Long kể: “Những bà mẹ 50, 60 tuổi cũng nao nức đến sân. Tôi tin họ không phải đến để xem bóng đá mà coi như đó là ngày hội sum họp. Các mẹ đến tay mang theo những bịch nước mía có pha những trái tắc để dành tặng cho đội bóng chúng tôi…”.
Ông Tam Lang từng nâng cao cúp vô địch Merdeka 1966 (ảnh dưới)và 42 năm sau, ông đón ông Mai Đức Chung làm HLV trưởng U-22 Việt Nam vô địch Merdeka Cup 2008. Cả hai từng gặp nhau trong trận cầu mà TCĐS mang sứ mệnh lịch sử. |
HLV Trần Duy Long còn kể rằng, người hâm mộ mến mộ chúng tôi đến độ sau trận đấu họ còn đến sờ vào chân vào tay, hôn đầu, hôn mặt các cầu thủ TCĐS. Có người còn nói rất vô tư là: “Các cầu thủ phía Bắc nhìn thư sinh trắng trẻo thế mà ai cũng chắc nịch, lại đá bóng hay…”. Nghe câu đấy ai cũng cười vì hạnh phúc với đồng bào ruột thịt trong Nam đón nhận đội bóng.
Năm trận du đấu mang sứ mệnh chính trị ấy, đội TCĐS thắng Cảng Sài Gòn, thắng Tây Ninh, thắng Cần Thơ, thắng Đồng Tháp và thua Hải Quan nhưng không ai quan tâm đến tỉ số vì ý nghĩa cao cả của những người chiến sĩ trên mặt trận thể thao.
Trong trận cầu lịch sử đầu tiên giữa hai đội bóng hai miền là Cảng Sài Gòn và TCĐS, đội trưởng Tam Lang đá trung vệ, tìm mọi cách bịt kín các đường xuống bóng nhanh như chớp của trung phong Mai Đức Chung. Trước đó 10 năm, đội trưởng Tam Lang của đội miền Nam Việt Nam vinh dự mang về chiếc cúp Merdeka danh giá cho bóng đá Việt Nam. 42 năm sau, ông Mai Đức Chung trong cương vị HLV trưởng đội bóng Việt Nam mang về chiếc cúp Merdeka lần thứ hai. Cả hai ông bây giờ ngồi cùng “con thuyền” NaviBank Sài Gòn. |
Họ – các cầu thủ Tổng cục Đường sắt (TCĐS) khi ấy được giao nhiệm vụ chính trị quan trọng là mang bóng đá đến với đồng bào miền Nam. Rất nhiều người đã khóc trong trận đầu tiên của bóng đá hai miền Nam, Bắc…
Phó Chủ tịch LĐBĐ TP.HCM Trần Duy Long là HLV trưởng đội TCĐS thời bấy giờ. Đội bóng có vinh dự nhận nhiệm vụ vào Nam đá giao hữu với các đội bóng miền Nam. Ông Long còn nhớ như in chuyến du đấu ấy có một ý nghĩa lịch sử lớn trong suốt chiều dài của lịch sử bóng đá Việt Nam.
Đó là một ngày vào tháng 6-1976, cả đội ngồi trên chiếc IL16 từ Hà Nội bay vào Sài Gòn. Các anh em cầu thủ cứ nhốn lên mong nhanh đến để được gặp người hâm mộ miền Nam ở Sài Gòn.
Khi máy bay vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, hàng ngàn người đã đứng chật phòng chờ. Phía ngoài cờ hoa ngợp rừng vẫy chào. “Trên con đường từ sân bay về trung tâm Sài Gòn hai bên đường hàng ngàn người tay cầm hoa, cầm cờ đứng vẫy chào chúng tôi. Những tình cảm chân thật và bất ngờ vô cùng của người dân miền Nam dành cho chúng tôi, cho những người lính trên mặt trận thể thao khiến anh em rưng rưng nước mắt…” – ông Long kể lại hình ảnh mà đời HLV ông không bao giờ quên.
Chuyến vào Nam ấy đội TCĐS đá tất cả năm trận. HLV Trần Duy Long còn nhớ như in buổi chiều đội đến sân Thống Nhất đá trận đầu tiên với Cảng Sài Gòn. Trận đấu diễn ra lúc 17 giờ nhưng 15 giờ xe chở đội bóng đã đến. Vất vả cả giờ đồng hồ nhờ bộ đội và công an dọn đường xe mới tiến vào được sân Thống Nhất trước rừng người hâm mộ, trên tay cờ, hoa vẫy chào. Lượng khán giả đông đến độ ngồi tràn xuống đường chạy gần sát lằn vôi sân. Hàng ngàn người khác không có vé vào sân phải leo tường. Nhiều người còn trèo lên cả cây cao bên ngoài sân để quan sát. Trên các nhà cao tầng quanh sân Thống Nhất cũng chật cứng người đứng xem.
Thành phần đội TCĐS vào Nam thi đấu trận đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Người đứng bìa trái là HLV Trần Duy Long, người ngồi bìa trái là cầu thủ Lê Thụy Hải. Đứng thứ sáu từ trái sang là Mai Đức Chung. Ảnh: TƯ LIỆU |
Ông Mai Đức Chung khi ấy là cầu thủ ra sân trong thành phần chính nhớ lại: “Lúc ấy nhiều người bảo đội chúng tôi không thể thắng nổi Cảng Sài Gòn hay Hải quan đâu vì đó là những đội bóng tập trung nhiều danh thủ hay nhất của bóng đá miền Nam mà đội chúng tôi thì còn quá trẻ. Trận ấy chúng tôi thắng Cảng Sài Gòn 2-1. Hồi ấy tôi còn nhớ đội Cảng Sài Gòn có các anh như Tam Lang, Thà, Tư Lê, Ngôn, Cù Sinh, Cù Hè, Lưu Kim Hoàng, Lê Đình Thăng…”.
Với vai trò HLV trưởng đi thực thi một sứ mệnh đặc biệt, ông Trần Duy Long cho biết với chúng tôi chuyến đi thi đấu ấy quan trọng không phải là thắng thua mà đó là sứ mệnh và những tình cảm của người miền Nam dành cho chúng tôi vượt xa cả những trận bóng.
Khi trận đấu bắt đầu cùng lúc những tràng pháo tay vang lên, hai bên thi nhau cống hiến những pha bóng đẹp nhưng rất quyết liệt. Hết trận người hâm mộ kéo đến ôm hôn các cầu thủ TCĐS như ôm những người thân trong một gia đình sau nhiều năm xa cách.
Trước khi đội TCĐS vào Nam thực hiện chuyến du đấu lịch sử, đồng chí Tổng Cục Trưởng TCĐS Hà Đăng Ấn cùng đồng chí Trưởng ban TDTT TCĐS Tạ Đình Đề làm công tác tư tưởng với toàn đội: “Đây là một chuyến thi đấu đặc biệt. Thi đấu bóng đá nhưng làm công tác chính trị. Do đó không để một sai lầm nào về tư tưởng và chính trị cũng như chuyên môn…”. |
25.000 khán giả bật đứng dậy vỗ tay vang dội và hát bài Như có Bác trong ngày vui đại thắng khi trọng tài Hồ Thiệu Quang dẫn hai đội Cảng Sài Gòn và Tổng cục Đường sắt ra sân.
Đất nước sau ngày 30-4-1975, anh em cầu thủ hai miền nghe đài phát thanh biết về nhau khá nhiều mà vẫn chưa có dịp nào hội ngộ. Mãi đến hơn một năm sau, Tổng cục TDTT mới giao cho đội Tổng cục Đường sắt do HLV trưởng Trần Duy Long dẫn dắt vào Nam thực thi sứ mệnh lịch sử của bóng đá.
Ông Mai Đức Chung giờ là trưởng bộ môn bóng đá Tổng cục TDTT hồi ấy mới 25 tuổi, kể lại: “Bọn mình đang có chuyến tập huấn một tháng ở các tỉnh Trung Quốc, nghe cấp trên giao nhiệm vụ vào Nam thi đấu giao hữu với Cảng Sài Gòn, ai cũng hạnh phúc với sứ mệnh chính trị trong trận đấu đầu tiên giữa bóng đá hai miền trên một đất nước thống nhất. Cả bọn cứ cuống quýt mong đến ngày bóng lăn”…
Sài Gòn với các cầu thủ miền Bắc nghe gần gũi như ruột thịt mà xa xôi quá sau bao nhiêu năm chiến tranh chia cắt hai miền. Trong miền suy tưởng của họ chỉ là những lời kể của những cán bộ tập kết ra Bắc…
Ảnh trái: Tam Lang (số 5) chỉ huy hàng phòng ngự trên sân Thống Nhất, bên cạnh là Lê Đình Thăng và Tấn Trung. Ảnh phải: Trung vệ Lê Khắc Chính khi đấy là cầu thủ trẻ nhất của Tổng cục Đường sắt. Ảnh: Tư liệu |
Ông Lê Thụy Hải chơi tiền vệ, giờ vẫn còn nhớ như in cái không khí cuồng nhiệt và thiêng liêng ở trận đấu vô tiền khoáng hậu ấy. 19 giờ 30 bóng lăn nhưng mới 16 giờ giới hâm mộ đã đến chật kín sân. Xe chở đội Tổng cục Đường sắt không thể “bò” vào giữa đám đông ái mộ chen nhau xem mặt mũi các cầu thủ miền Bắc ra sao. Họ đành phải xuống xe đi bộ vào sân trong bối cảnh người yêu bóng đá xúm xít và xuýt xoa khen cầu thủ miền Bắc sao mà thư sinh, trắng trẻo quá. Người xem đông lắm, tràn ra cả đường piste. Bên ngoài sân vẫn còn hàng ngàn người không có vé đành túm tụm nghe tường thuật qua sóng radio.
“Cầu thủ hai đội vừa bước ra sân, cả bốn bề khán đài sân Thống Nhất đồng loạt đứng dậy vỗ tay vang trời. Chúng tôi nắm chặt tay nhau cất giọng hát bài Như có Bác trong ngày vui đại thắng. Cảm giác hạnh phúc chen lẫn niềm rưng rưng xúc động khiến chúng tôi lặng đi nghẹn ngào một hồi lâu” – ông Mai Đức Chung bồi hồi nhớ lại.
Cảng Sài Gòn do HLV Nguyễn Thành Sự dẫn dắt chơi với đội hình 4-2-4: thủ môn Lưu Kim Hoàng; hậu vệ Tam Lang, Lê Đình Thăng, Vinh Quang, Tấn Trung; tiền vệ Mười “xìu”, Dương Văn Thà; tiền đạo Nguyễn Văn Ngọc, Trần Văn Xinh, Tư Lê, Nguyễn Văn Ngôn. Đội Tổng cục Đường sắt ra quân bằng đội hình 4-3-3: thủ môn Trường Sinh; hậu vệ Từ Như Quang, Thế Vinh, Phương “tròn”, Lê Khắc Chính; tiền vệ Lê Thụy Hải, Phạm Kỳ Thụy, Ngô Thế Thành; tiền đạo Mai Đức Chung, Minh Điểm, Hoàng Gia.
Phút 28, Lê Thụy Hải có một đường chuyền sắc sảo cho Mai Đức Chung bật cao đánh đầu ghi bàn. Bàn thắng để đời thứ hai ở phút 54 của tác giả Lê Thụy Hải là một cú sút sấm sét từ gần giữa sân. Ông Hải hóm hỉnh nhớ lại: “Tôi có bóng từ giữa sân, vừa quay lại đã thấy trung vệ Tam Lang sừng sững nhào lên. Tôi hơi ngập ngừng rồi co chân sút thật mạnh từ khoảng cách 40 m, bóng vẽ một đường cong rồi chui vào góc cao cầu môn, khi ấy thủ môn Lưu Kim Hoàng đã xuất tướng”.
Ông Mai Đức Chung hào hứng tiếp lời bạn: “Cảng Sài Gòn hồi ấy chơi bóng ngắn, kỹ thuật nhẹ nhàng và rất hào hoa. Tổng cục Đường sắt ảnh hưởng lối chơi của các đội bóng Liên Xô, Tiệp Khắc (cũ), chủ yếu đá bóng dài và nhanh trên một nền thể lực dồi dào. Sau trận đấu, khán giả vẫn còn nán lại rất lâu để chúc mừng các cầu thủ miền Bắc. Dưới sân, chúng tôi siết chặt tay nhau hẹn gặp lại mà có người mắt cứ ngấn lệ”…
Ba năm sau, bóng đá Việt Nam khai sinh giải vô địch quốc gia và những cầu thủ Tổng cục Đường sắt là nhân chứng sống trong trận cầu lịch sử đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất đã lên ngôi vô địch.
Bóng đá Sài Gòn phục sinh… Trước trận cầu Cảng Sài Gòn – Tổng cục Đường sắt, ngày 2-9-1975, ngày Quốc khánh đầu tiên ở cả hai bờ sông Bến Hải, khán giả Sài Gòn đã được chứng kiến trận đầu tiên sau ngày thống nhất khi sân Cộng Hòa (sau là sân Thống Nhất) còn ngổn ngang dấu vết sau chiến tranh. Trận đấu giữa Hải quan và Ngân hàng diễn ra với sự có mặt của Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Nguyễn Hữu Thọ, nguyên vẹn đội tuyển bóng đá miền Nam Việt Nam cũ, trong đó không ít người từng khoác áo lính, áo cảnh sát chế độ cũ. Trong khi người hâm mộ háo hức chờ đợi trận cầu ấy thì các đài nước ngoài lại chăm chăm với những lời lẽ xuyên tạc, kích động rằng sẽ không có bóng đá mà là một cuộc “tắm máu”… Không ít người lặng đi và lấy tay quệt vội nước mắt khi Ngôn chích nhẹ mũi giày vào bóng sau tiếng còi khai cuộc… Trận đấu kết thúc với tỉ số 3-1 nghiêng về Hải quan nhưng trên sân tất cả đều là những người chiến thắng. Sau này Tam Lang đi Đức học HLV, rồi được kết nạp Đảng; Lê Văn Tâm có con trai là Lê Huỳnh Đức nối nghiệp bố; Đỗ Văn Khá tự hào nhìn con gái rượu Đỗ Mỹ Oanh đeo băng đội trưởng đội tuyển nữ Việt Nam; Đỗ Cẩu hạnh phúc với con trai là Đỗ Khải – trung vệ thép của thế hệ vàng Việt Nam… Bóng đá Sài Gòn đã sống lại từ một trận cầu lịch sử như thế. |
Bài 1: Kissinger chịu thua bóng đá Việt Nam
21 năm sau ngày thống nhất đất nước, năm 1996, Tổng Thư ký VFF Trần Bảy bất ngờ gặp cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói chuyện về bóng đá Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ…
Thời chiến tranh, miền Bắc bị những trận mưa bom, thế mà vẫn có những trận bóng diễn ra ở miệng hầm hoặc sát bên hố bom. Những trận bóng mà sau này chính người chỉ huy cuộc chiến ném bom miền Bắc lúc bấy giờ đã phải chào thua trong một cuộc gặp gỡ rất tình cờ ở Zurich (Thụy Sĩ) năm 1996 ngay tại trụ sở FIFA.
21 năm sau ngày thống nhất đất nước, bóng đá Việt Nam lần đầu có đại diện tham dự cuộc họp ban chấp hành FIFA lần thứ 50 năm 1996. Khi ấy bóng đá Việt Nam mới có năm năm chính thức hội nhập gia đình bóng đá Đông Nam Á và thu hoạch được một huy chương bạc SEA Games năm 1995.
Thật tình cờ khi cuộc họp của đại gia đình FIFA năm ấy có sự hiện diện của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ông Kissinger đến Zurich với tư cách khách mời danh dự của Chủ tịch FIFA Havelange. Sau World Cup USA 1994, FIFA muốn tỏ lòng cảm ơn chính phủ Mỹ đã tạo điều kiện để World Cup tổ chức tại Mỹ thành công ngoài dự kiến nên đã mời đích danh ông Henry Kissinger – cố vấn cho ban tổ chức World Cup USA 1994 để trao tặng kỷ niệm chương của FIFA. Không ngờ đấy lại là cuộc hội ngộ kỳ thú giữa hai nhân vật: Tổng Thư ký VFF Trần Bảy và ông Kissinger.
Tổng Thư ký Trần Bảy và cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại đại hội FIFA lần thứ 50 năm 1996 (trái). Chủ tịch FIFA Havelange ngạc nhiên khi nghe báo cáo luật FIFA bị sửa để bóng vẫn lăn dưới bom đạn. Ảnh: Tư liệu |
Câu chuyện giữa hai con người này bắt đầu từ đề tài bóng đá và cả hoàn cảnh của bóng đá Việt Nam trong thời chiến tranh giữ nước. Gặp ông cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Tổng Thư ký VFF Trần Bảy đã kể những câu chuyện có thật về bóng đá Việt Nam ngay trong cuộc chiến mà hồi đấy ông Kissinger cùng với Nixon là cặp bài trùng trong kế hoạch ném bom miền Bắc.
Cuộc nói chuyện trên có cả sự chứng kiến của Chủ tịch FIFA Havelange. Ông Bảy khi ấy đã thú nhận: “Trên thế giới, có lẽ tôi là người duy nhất dám sửa luật FIFA. Do hoàn cảnh chiến tranh, có những trận bóng phải tổ chức ở miệng hầm và cạnh hố bom. Nhiều lúc cầu thủ đang thi đấu thì máy bay đến ném bom. Có những trận đấu cứ dang dở đến 5-7 lần và có những trận cầu thủ hai bên đá mãi vẫn chưa đủ 90 phút theo luật FIFA. Trước tình hình khó khăn ấy, với tư cách trưởng bộ môn bóng đá, tôi đã sửa luật và điều lệ của FIFA cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước tôi. Đó là thay vì phải đá đủ 90 phút thì một trận đấu khi bóng lăn được 80 phút nhưng có sự cố làm gián đoạn thì kết quả đến phút 80 được công nhận”…
Nghe trình bày điều đấy, Chủ tịch FIFA Havelange tròn xoe mắt ngạc nhiên vì luật của mình bị sửa để phục vụ cho bóng đá thời chiến tranh và đã tồn tại ở một quốc gia trong thời gian dài.
Ông Kissinger khi nghe nói đến điều ấy đã vô cùng ngạc nhiên nhưng hết sức thán phục. Ông bắt tay Tổng Thư ký Trần Bảy và nói: “Thú thật là tôi không thể tưởng tượng ra được trong cuộc chiến ấy mà các bạn vẫn đá bóng bên miệng những hố bom. Đến giờ tôi mới hiểu vì sao các bạn chiến thắng trong cuộc chiến ấy. Tôi thực sự thán phục với những gì mà các bạn làm để trái bóng vẫn lăn dưới bom đạn”…
Họ bắt tay và cùng chụp chung một tấm ảnh lịch sử. Trước khi chia tay, Tổng Thư ký Trần Bảy còn nói với ông Kissinger rằng: “Ông là người chỉ đạo cuộc chiến ném bom miền Bắc, tôi là người sửa luật FIFA để bóng vẫn lăn trong cuộc chiến ấy. Nay cũng nhờ bóng đá mà chúng ta gặp nhau ở đây và tôi vui vì bóng đá Việt Nam đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển rất tốt”…
Ông là thành viên một gia đình thủ môn lẫy lừng, có tới 7 người đều khoác áo tuyển quốc gia. Đó là Trần Văn Khánh, thủ môn số 1 Việt
Một sự nghiệp lẫy lừng
24 năm về trước, nhà thơ Anh Ngọc, với đam mê và có thời viết thể thao, đã viết cuốn “Ba cuộc đời một trái bóng”, trong đó dành 99 trang cho cuộc đời Trần Văn Khánh, 48 trang cho cuộc đời trung vệ Nguyễn Trọng Giáp và 63 trang cho cuộc đời Ba Đẻn, Nguyễn Thế Anh. Vậy mà nhà thơ Anh Ngọc đôi chỗ vẫn phải thú nhận trong tác phẩm của mình, rằng không thể nói hết về sự nghiệp 14 năm thi đấu đỉnh cao lẫy lừng của người thủ môn tài ba ấy. Điểm bắt đầu của ông là khi cùng Thể Công trong trận giao hữu với Cuba ở sân Hàng Đẫy năm 1970 và khép lại với trận gặp CHDC Đức (cũ) ở SKDA ’84. Ngày ấy ông bắt cho Thể Công và cũng không thể nhớ bao nhiêu lần ông khoác áo ĐTQG. Chỉ biết một điều, rằng khi bắt đầu ông đã là thủ môn số 1. Và khi ông chia tay, trong trận Việt Nam 2 thắng CHDC Đức 3-1 thật oanh liệt, ông cũng là thủ môn số 1, nhân vật chính của trận đấu với những pha cứu thua mà người hâm mộ ở đất Sài thành khi ấy cũng phải khâm phục.
16 tuổi, ông Khánh gia nhập trường Huấn luyện, một mái trường đi vào huyền thoại của BĐVN, nơi mà các danh thủ vẫn nói chỉ cần đặt được chân vào đó đương nhiên đã là một người có tiềm năng hoặc tài năng.
Chỉ một năm sau, ông đã được đánh giá là thủ môn có triển vọng nhất của trường Huấn luyện, bắt chính cho đội khi tiếp tuyển Thanh niên Việt Nam khi đó vừa mới tập huấn ở Liên Xô (cũ) trở về. Đó không phải là một trận đấu tốt, khi chàng thanh niên mới 17 tuổi phải đối đầu với những thử thách từ các chân sút tinh hoa nhất của bóng đá miền Bắc. Nhưng nó lại là bài học giúp ông trở thành người vĩ đại trong khung thành về sau: phải có tâm lý tốt, độ bền thần kinh để trụ vững trong mọi thời điểm.
Trần Văn Khánh, thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử BĐVN giờ vẫn là một tượng đài. Ảnh TT&VH |
Khi trường Huấn luyện không còn, các cầu thủ được phân phối đi khắp nơi, ông được về Thể Công. Đó có lẽ là may mắn lớn nhất trong cuộc đời ông, bởi nơi ấy đã cho ông tất cả điều kiện để học hỏi và phát triển.
21 tuổi, ông bắt trận đầu tiên cho Thể Công, và người hâm mộ bị chinh phục ngay từ ngày ấy với kỹ thuật điêu luyện, đặc biệt khả năng làm chủ không phận. Thể Công đá với ĐTQG Cuba, ông vào sân khi khách đã dẫn chủ tới 2 bàn, nhưng khi ông cùng các đồng đội rời sân, Thể Công chiến thắng 3-2.
Sự xuất hiện của thủ môn Trần Văn Khánh trong làng bóng Việt
Có lẽ, vì coi Trần Văn Khánh là người học trò xuất sắc nhất ở Việt Nam ngày ấy mà Akimốp trong một lần về nước đã xin cho học trò của mình tấm ảnh với chữ ký của Lev Yasin dưới dòng chữ “Tặng người đồng nghiệp trẻ tuổi”.
Cứ như thế, tài năng của thủ môn trẻ tài ba Trần Văn Khánh được thừa nhận rộng rãi. Chỉ sau đúng 1 năm, 1971, khi mới 22 tuổi, ông trở thành 1 trong số 4 người có số phiếu tuyệt đối 100% khi người ta tổ chức cuộc bỏ phiếu bầu chọn tuyển thủ để thành lập ĐTQG sang
Ai đó đã bảo, một sự nghiệp vinh quang không phải lúc nào cũng kết thúc trong vinh quang. Thủ môn Trần Văn Khánh ngược lại, đã chơi giải cuối cùng trong sự nghiệp của ông năm 1984 ở SKDA, giải bóng đá Quân đội các nước Xã hội Chủ nghĩa với một phong độ tuyệt vời, dù cả năm đó, ở giải A1, ông phải vật lộn với chấn thương. Trận thắng của Việt
Trong một gia đình truyền thống
Thực ra Trần Văn Khánh lần đầu đứng trong khung gỗ lúc 20 tuổi, khi ông vào sân bắt thay người anh trai cũng là một thủ môn tài ba Trần Văn Vĩnh giờ đã quá cố trong một trận đấu của tuyển trẻ các nước XHCN ở Triểu Tiên năm 1969 trước Ba Lan. Một sự sắp đặt của số phận, nhưng lại được lý giải bằng những lý do rất thực tiễn. Tài năng nối tiếp bởi tài năng.
Ông Trần Văn Vĩnh là người đầu tiên trong gia đình đi theo thể thao chuyên nghiệp, là thủ môn chính thức của trường Huấn luyện trong suốt một thời gian dài. Chính ông cũng là người đã phát hiện ra tài năng và đam mê của cậu em trai, rồi giới thiệu với Trường huấn luyện để các tuyển trạch viên tìm đến trong cuộc tìm kiếm tài năng trên khắp miền Bắc.
Điều tuyệt vời hơn nữa ở ông, là cái gen thủ môn đã được truyền sang người con trai Trần Tiến Anh, người đã một thời tung hoành trong khung thành Thể Công và cả ĐTQG ở những đấu trường lớn. Chỉ tiếc là ông Vĩnh đã không được tận mắt chứng kiến truyền thống và vinh quang tiếp nối, khi ông mất đúng ngày trước khi người em trai Trần Văn Khánh chơi trận cuối cùng của sự nghiệp.
Trần Anh Đức, hậu duệ của họ gia đình thủ môn họ Trần cũng là người xuất sắc nhất của BĐVN lứa tuổi 19-20.Ảnh TT&VH |
2 người em còn lại trong số 4 anh em thủ môn của gia đình ấy là Trần Văn Trung, bắt cho trẻ Công an Hà Nội và cũng được lên tuyển đôi ba lần. 2 cậu con trai của ông Trung cũng là những người sinh ra để bắt gôn, và một trong số ấy có lẽ còn tài năng hơn cha: Trần Anh Đức, giờ đang ở Viettel và bắt cho các U quốc gia ngay từ khi mới 16 tuổi. Người anh trai của Đức không có chiều cao lý tưởng, nhưng những phẩm chất thiên phú đã đưa Trần Trung Kiên trở thành thủ môn của ĐTQG futsal Việt
Vậy là chỉ còn thiếu đúng 1 người thủ môn nữa trong gia đình họ Trần để có 7 thủ môn cùng khoác áo ĐTQG, thủ môn Trần Văn Thành (em giáp với Trần Văn Khánh), từng bắt cho Công an Hải Phòng, rồi Công an Hà Nội và cũng thuộc diện “có số” ở tuyển thời cuối những năm 80.
Một nhân cách lớn
Là người thông minh và chín chắn từ khi còn chưa vươn tới đỉnh cao sự nghiệp, ông Khánh ý thức được những gì mà mình đón nhận, nhưng chỉ biến nó thành niềm hạnh phúc chứ không để trở thành một ngôi sao.
“Bạn biết không, tôi từng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lời hỏi thăm rồi đấy. Đại tướng còn viết cả thư tay gửi tới bệnh viện 108, căn dặn các bác sĩ phải chữa cho lành chấn thương của thủ môn Trần Văn Khánh, đặng sớm trở lại sân cỏ. Một người lính được đích thân Tổng tư lệnh quan tâm như thế cũng giống như bạn giành được chiếc cúp quý giá nhất sự nghiệp của một người lính đá bóng”.
Lần ấy là một buổi chiều năm 1976, thủ môn Trần Văn Khánh bị vỡ xương gò má, như ông bảo là đưa tay lên cũng thấy lạo xạo. Hằng ngày nằm trong phòng bệnh ngó ra, sáng nào ông cũng thấy hàng chục người hâm mộ đứng ở cổng Viện Quân y 108 chờ các bác sĩ ra để hỏi thăm sức khỏe ông. Nhiều lần tôi phải ra cảm tạ mọi người và nói mình khỏe, người hâm mộ dúi cho ít đường, sữa, mấy thứ hoa quả rồi họ mới chịu ra về.
Mà ông đi đâu cũng được người hâm mộ tặng quà. Khi vào Vinh, có lúc lại là một mẹ già hom hem đứng chờ mãi ở cửa chỉ để dúi vào tay ông một trái cam với cái vỗ về: “con bắt gôn tài lắm”. Khi vào
Một chi tiết giản dị, nhưng ông bảo cũng tự hào lắm, những lần ông đứng bên đường bắt xe về Hà Nội nghỉ phép, ông được nhiều bác tài dừng lại đón lên và đối đãi như một thượng khách. Ở cái thời mà xe cũ chạy trên đường xóc, người nêm như cối, thì các bạn của ông nhiều khi cũng đứng vẫy xe ké với ông để “thơm lây”.
Nhưng Trần Văn Khánh thủ môn không phải là một ngôi sao. Không phài vì cái thời của ông bầu trời bóng đá không có chỗ cho những vì sao tỏa sáng, mà đơn giản là tính cách của ông như thế, giản dị, khiêm tốn, chịu khó lao động và sẵn sàng hy sinh vì người khác.
“Không phải bỗng nhiên mà Thể Công được người ta yêu quý. Khi phố Khâm Thiên ở Hà Nội bị bom Mỹ tàn phá năm 1972, tôi và các đồng đội ngày ấy đã cả đêm quần quật bới đống đổ nát để tìm đồng bào. Rồi mình cũng phải tham gia hỗ trợ địa phương lúc đội bóng đi sơ tán. Thể Công ngày trước và chúng tôi xưa kia là như thế”.
Vĩ thanh
45 năm gắn cuộc đời với bóng đá, giờ ông vẫn là HLV thủ môn, Trần Văn Khánh giống như một biểu tượng “vừa hồng vừa chuyên”. Cũng không phải ngẫu nhiên mà TT&VH lại chọn Trần Văn Khánh và gia đình huyền thoại có 7 thủ môn cho số báo kỷ niệm ngày Thể thao Việt Nam 27-3 hôm nay. Ông và gia đình họ Trần của ông một thực thể vừa có tính lịch sử và vẫn hướng đến tương lai, đại diện cho tính truyền thống của bóng đá và thể thao Việt
Không chỉ có ông phải hy sinh, mà phu nhân thủ môn Trần Văn Khánh, bà Ngọc Hải và cô con gái diệu tên Hiền của ông bà cũng phải chịu đựng sự thiếu thốn về tình cảm khi ông suốt 45 năm qua vẫn như một người du mục, đi từ nơi này sang nơi khác, lăn theo trái bóng. Căn nhà ở phố Ông ích Khiêm tại Hà Nội từ ngày còn liêu xiêu cho tới nay khang trang 4 tầng chỉ có ông những khi ông tranh thủ tạt về hay nghỉ phép. Nhưng cả 2 người phụ nữ ấy đều rất mực tự hào về ông. Ngày cưới con gái HLV Trần Văn Khánh ở Sheraton Hotel tại Hà Nội, cả đội tuyển Việt |
* Trong bài viết có sử dụng các chi tiết trong cuốn Ba cuộc đời một trái bóng của nhà thơ Anh Ngọc (NXB Hà Nội, 1986)
Năm trận đấu mang sứ mệnh lịch sử, đội Tổng cục Đường sắt (TCĐS) càng hiểu được tấm lòng của người…
Họ – các cầu thủ Tổng cục Đường sắt (TCĐS) khi ấy được giao nhiệm vụ chính trị quan trọng là mang bóng đá đến với đồng…
25.000 khán giả bật đứng dậy vỗ tay vang dội…
21 năm sau ngày thống nhất đất nước, năm 1996, Tổng Thư ký VFF Trần Bảy bất ngờ gặp cựu ngoại trưởng…
Ông là thành viên một gia đình thủ môn lẫy lừng, có tới 7 người đều khoác áo tuyển quốc gia. Đó là Trần Văn…
Hai anh em cùng nổi tiếng những năm thập niên 1960, 1970 nhưng chơi trên sân lại ở 2 vai trò khác nhau. Nếu Cù Sinh rạng danh với vai trò chân sút hàng đầu của đội tuyển Miền Nam và Hải Quan thì Cù Hè lại gây ấn tượng ở vị trí tiền vệ phòng ngự và trung vệ cho rất nhiều đội bóng thời kỳ đó.
Tư liệu mới phát hiện của nhà báo Đặng Vương Hưng về trận đấu lịch sử Việt – Pháp năm 1946 do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng…
Không được yêu mến cuồng nhiệt như Cảng Sài Gòn hay Hải quan, nhưng Sở Công nghiệp TP.HCM lại là đội bóng có những cá nhân tài hoa mà phong cách và lối chơi đã đi vào lòng người.
Giới hâm mộ bóng đá những năm 1980 không ai không biết Nguyễn Hoàng Minh (tức Minh nhí) với những cú lừa bóng lắt léo và những đường chuyền như đặt cho đồng đội…
Nhà tài trợ
-
Nhà tài trợ đội tuyển Quốc gia Nam, Nữ, U23 và Olympic -
Nhà tài trợ Đội tuyển Nam và U23 Quốc gia -
Nhà tài trợ Đội tuyển Nam, Nữ và U23 Quốc gia -
Nhà tài trợ đội tuyển Quốc gia Nam, Nữ, U23 và Olympic -
Nhà tài trợ Đội tuyển Nam, Nữ và U23 Quốc gia -
Nhà tài trợ Đội tuyển Nam, Nữ và U23 Quốc gia -
Nhà tài trợ giải Nữ VĐ Quốc Gia – Cúp Thái Sơn Bắc 2019 -
Nhà tài trợ Đội tuyển Nam, Nữ và U23 Quốc gia -
Nhà tài trợ đội tuyển Quốc gia Nam, Nữ, U23 và Olympic -
Nhà tài trợ cho đội tuyển U19 Việt Nam -
Nhà tài trợ Bóng cho các giải trong nước -
Nhà tài trợ Đội tuyển Nam, Nữ, U23 và Olympic QG -
Nhà tài trợ đội tuyển Quốc gia Nam, Nữ, U22/U23 -
Nhà cung cấp nội dung số hàng đầu Việt Nam -
Nhà tài trợ giải Bóng đá Nữ Cúp Qg- Cúp LS 2019
® Ghi rõ nguồn vff.org.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ từ website này.
Liên hệ với chúng tôi: Trưởng ban biên tập: Nguyễn Thu Hà. Phó ban biên tập: Hà Nhật Đoàn.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới, VFF không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.
Địa chỉ: Đường Lê Quang Đạo – Phường Phú Đô – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội. Điện thoại: +84.4.22425998 Fax: +84.4.38233119.
© Bản quyền thuộc về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Số giấy phép: 184/GP-BC, cấp ngày: 06/10/2005
Coppyright@2005-2015 Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam
Phát triển bởi: