Một thời tung hoành sân cỏ: Cù Sinh và Cù Hè
Hai anh em cùng nổi tiếng những năm thập niên 1960, 1970 nhưng chơi trên sân lại ở 2 vai trò khác nhau. Nếu Cù Sinh rạng danh với vai trò chân sút hàng đầu của đội tuyển Miền Nam và Hải Quan thì Cù Hè lại gây ấn tượng ở vị trí tiền vệ phòng ngự và trung vệ cho rất nhiều đội bóng thời kỳ đó.
Hai anh em cùng nổi tiếng những năm thập niên 1960, 1970 nhưng chơi trên sân lại ở 2 vai trò khác nhau. Nếu Cù Sinh rạng danh với vai trò chân sút hàng đầu của đội tuyển Miền Nam và Hải Quan thì Cù Hè lại gây ấn tượng ở vị trí tiền vệ phòng ngự và trung vệ cho rất nhiều đội bóng thời kỳ đó.
Cù Sinh và Cù Hè ảnh: Nhân vật cung cấp |
“Vua” vòng cấm địa
Báo chí Sài Gòn trước 1975 mỗi khi nhắc đến Cù Sinh đều nhìn nhận ông chính là “vua” của vòng cấm địa. Với kỹ thuật gài bóng khôn ngoan và những cú xoay người sút bóng rất lẹ, Cù Sinh đã để lại dấu ấn trên sân cỏ miền
Cù Sinh nhớ lại: “Tôi chơi cho đội tuyển miền
Cho đến nay người Sài Gòn hâm mộ bóng đá vẫn không quên được những bàn thắng như mưa của Cù Sinh, đưa ông trở thành vua phá lưới năm 1973 – 1974 trước nhiều tên tuổi lớn thời đó như Xê, Chiêu, Tiết Anh, Vĩnh, Ngôn, Hảo hay danh hiệu cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cùng chức vô địch với Hải Quan ở giải Cửu Long năm 1976. Dấu ấn mà Cù Sinh vẫn nhớ mãi đó là lần ông ghi bàn thắng vào lưới Hàn Quốc tại giải quân đội ở Thái Lan năm 1971, giúp tuyển miền Nam lên ngôi vô địch và bàn thắng gỡ hòa trong trận gặp Tổng Cục Đường Sắt năm 1976.
Kể về bàn thắng này, Cù Sinh bồi hồi: “Lúc đó Tổng Cục Đường Sắt vào
Nhưng lúc đó nhờ những pha dàn xếp kỹ thuật do anh Đỗ Thới Vinh dẫn dắt và Cù Hè cùng với Cang chơi xông xáo ở tuyến giữa nên tôi có bóng thường xuyên. Trong một lần phối hợp nhanh, Cang đầy chéo xuống cho tôi. Bằng cú gài người tôi dùng chân phải ngoặt lại rồi xoay người sút nhanh bằng chân trái, bóng bay chìm sát dưới tay thủ môn Trường Sinh vào lưới…”.
Lẽ ra sự nghiệp của Cù Sinh sẽ kéo dài hơn nếu không có sự cố cuối năm 1976 khiến ông cùng một vài cầu thủ Hải Quan và Cảng Sài Gòn bị kỷ luật. Sau đó dù được giảm án và trở lại chơi thêm một mùa, nhưng chấn thương cũ mà Cù Sinh từng bị cuối năm 1974 tái phát khiến ông không thể tiếp tục đóng góp. Những năm sau này do làm ăn kinh tế nhiều nên mái tóc Cù Sinh sớm bạc và mới đây ông đã sang Mỹ định cư cùng gia đình. Dù vậy Cù Sinh vẫn thổ lộ: “Tôi vẫn mong ngày nào đó sẽ trở về và được chơi bóng cùng các cựu tuyển thủ…”.
Cù Hè trong pha tranh chấp với Võ Bá Hùng tại trận đấu cựu cầu thủ – Ảnh: Khả Hòa |
Bôn ba đời cầu thủ
Không thua anh mình, Cù Hè cũng lần lượt chơi cho các đội tuyển miền
Nhưng cuộc đời cầu thủ của Cù Hè lại “ba chìm bảy nổi”. Ông có lẽ là cầu thủ duy nhất khoác áo cả 3 đội mạnh của TP.HCM, lần lượt là Hải Quan năm 1976, Cảng Sài Gòn năm 1979-1982 rồi Sở Công Nghiệp 1983-1984 và có mặt trong các trận cầu lịch sử của Hải Quan đá với Tổng Cục Đường Sắt năm 1976, Cảng Sài Gòn đá với Công An Hà Nội rồi CLB Quân đội năm 1979, có chân trong đội tuyển thanh niên TP.HCM dự giải đấu trẻ 3 thành phố năm 1976, thi đấu với Thiên Tân (Trung Quốc) năm 1977.
Cù Hè giải thích: “Sở dĩ tôi không dừng lại lâu ở một đội nào vì nhiều lý do khác nhau. Rời Hải Quan tôi cũng tiếc lắm nhưng do sự cố đội bóng bị kỷ luật cuối năm 1976 nên từ đề nghị của Giám đốc Sở TDTT Phú Khánh lúc đó là ông Trần Vĩnh Lộc tôi “bay” về quê hương vừa huấn luyện vừa thi đấu. Lúc đó tôi, Cù Sinh, Vinh, Ngôn, Thà… tăng cường cho đội bóng Cam Ranh đã từng thắng oanh liệt Quảng
Dù đá cho đội nào, Cù Hè vẫn thể hiện tốt trách nhiệm của mình. Ông nổi bật trên sân với những pha che bóng với nhiều tư thế xoay lưng, gập người rất khôn ngoan. Dù chỉ là chuyên gia thu hồi bóng và kiến tạo cho đồng đội, nhưng có trận Cù Hè đã trực tiếp xông lên ghi bàn bằng những pha xử lý ấn tượng. Cho đến giờ, Cù Hè vẫn còn lâng lâng khi nhắc đến bàn thắng trong trận gặp Công An Hà Nội. “Lúc đó Cảng Sài Gòn thắng 3-1, anh Xinh ghi 2 bàn, bàn còn lại do tôi đột phá qua 3 hậu vệ rồi ghi bàn ở góc hẹp”.
Đến cuối năm 1984, Cù Hè lại nghe theo tiếng gọi quê hương về huấn luyện cho đội Cam Ranh. Ông đã kéo Hữu Đang, Hoàng Anh Tuấn lúc đó là những năng khiếu bóng đá xuất sắc của tỉnh tăng cường để đưa Cam Ranh suýt lên hạng. Sau này cũng còn một lần nữa ông quay lại Khánh Hòa vào năm 2003 theo lời mời của Giám đốc Sở TDTT Trịnh Công Ấn… Còn bây giờ, ông đã lùi lại phía sau để tìm niềm vui bên các cựu cầu thủ. Nhưng mỗi khi nói đến bóng đá ông vẫn sục sôi như thuở nào…