Boonkong Akkabut Phóng viên Báo Siam Sport (Thái Lan): SNgười Thái ngước nhìn V.League⬝

Siam Sport là nhật báo lớn nhất Thái Lan, để đáp ứng nhu cầu người hâm mộ ở xứ Chùa Vàng, gần hai tháng nay báo này mở một chuyên mục về bóng đá Việt Nam mà người phụ trách là Boonkong Akkabut phóng viên nước ngoài đầu tiên được cấp…

Siam Sport là nhật báo lớn nhất Thái Lan, để đáp ứng nhu cầu người hâm mộ ở xứ Chùa Vàng, gần hai tháng nay báo này mở một chuyên mục về bóng đá Việt Nam mà người phụ trách là Boonkong Akkabut phóng viên nước ngoài đầu tiên được cấp thẻ hành nghề tại V.League. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với đồng nghiệp này.
 
– Xin anh giới thiệu đôi nét về bản thân
 
+ Tôi là dân bóng đá chính hiệu, vị trí sở trường là thủ môn: đã VĐTG U17 tại Hy Lạp năm 1996 cùng đội tuyển Thái Lan, còn ở CLB tôi đã từng thi đấu cho CLB nổi tiếng tại giải VĐQG Thái Lan (T.League) như BEC Tero Sasana, Tobacco… Vừa đá bóng tôi vừa đi học đại học, cách đây 6 năm sau khi tốt nghiệp đại học tôi chuyển hẳn sang làm phóng viên cho tờ Siam Sport. Sau hai tháng thử nghiệm chuyên mục viết về bóng đá Việt Nam rất thành công, tôi được Ban biên tập gian hạn ở lại Việt Nam cho đến hết mùa giải năm nay.
 
– Anh nghĩ sao khi không ít phóng viên Việt Nam gọi anh là Stình báo⬝ của ĐT Thái Lan chuẩn bị cho SEA Games 24?
 
+ Không đâu! Người hâm mộ bóng đá Thái Lan muốn biết các cầu thủ Việt Nam đá bóng thế nào, tại sao các cổ động viên Việt Nam đến sân xem các trận bóng đá rất đông; tại sao ở Việt Nam lại có nhiều Sông Bầu⬝ làm bóng đá đến như vậy; họ muốn biết các cầu thủ Scon cưng⬝ như Dusit, Thonglao, Sakda, Issawa, Sarayoot… đang thi đấu như thế nào tại V.League? Tôi sang thường trú ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đó
 
– Bạn có so sánh gì giữa V.League và T.League?
 
+ V.League hấp dẫn hơn hẳn T.League khi có tới 4 đội có khả năng tranh chấp ngôi vô địch là Bình Dương, ĐT.LA, Đà Nẵng và HAGL, trong khi cuộc đua tránh suất rớt hạng cũng khốc liệt không kém. ~ T.League, thông thường chỉ là cuộc đua song mã. Mỗi trận đấu ở T.League chỉ có khoảng 100 đến 200 khán giả tới xem, còn ở V.League trung bình có khoảng 7000 đến 8000 khán giả. Các CLB ở Việt Nam cũng giàu hơn rất nhiều. Kinh phí mỗi năm dành cho một đội bóng ở T.League thường chỉ khoảng 300.000 USD, 3 đội giàu nhất là BEC Tero Sesana, Krung Thai Bank và Osotsapa cũng chỉ có ngân sách 500.000 USD/mùa giải. Trong khi đó nhiều CLB ở V.League chi tới 1 triệu USD, thậm chí còn hơn thế nữa cho một mùa giải. Về khoản này người Thái phải ngước nhìn Việt Nam
 
– Theo bạn, HA.GL có thể đoạt ngôi vô địch V.League năm nay không?
 
+ Với lực lượng hiện tại thì không thể, dù bầu Đức tăng cường lực lượng ngoại binh mạnh mẽ ở lượt về thì xác suất là rất thấp. Hiện tại, cách biệt giữa HAGL với đội đầu bảng là B. Bình Dương quá xa, tới 7 điểm nên theo tôi B. Bình Dương là ứng cử viên sáng giá nhất cho ngôi vô địch. HAGL chỉ có thể cạnh tranh ở vị trí thứ hai và thứ ba, dù trong thâm tâm tôi rất muốn HAGL vô địch.
 
Theo Thể thao TPHCM
 

NHÀ TÀI TRỢ CÁC GIẢI QUỐC GIA