1001 kiểu mừng bàn thắng

    Không có vũ điệu nào chuếnh choáng men say  và huy hoàng hơn vũ điệu ăn mừng bàn thắng trong môn thể thao vua. Những câu chuyện vô cùng thú vị dưới đây sẽ giới thiệu cho độc giả những cung bậc khác nhau của vũ điệu…

Có thể nói, không có vũ điệu nào chuếnh choáng men say và huy hoàng hơn vũ điệu ăn mừng bàn thắng trong môn thể thao vua. Những câu chuyện vô cùng thú vị dưới đây sẽ giới thiệu cho độc giả những cung bậc khác nhau của vũ điệu ấy.

1. Những pha lộn santo

Tác giả cú santo trong vòng chung kết WC chính là ngôi sao người  Mexico Hugo Sanchez tại WC 1986. Sau mỗi bàn thắng ghi được cho đội nhà, Sanchez đều tung người lộn hai vòng trên không một cách thuần thục. Sau Sanchez, Robbie Keane (Ailen) và Miroslav Klose (Đức) cũng “học đòi” những cú santo này tại WC 2002 nhưng không thể “xịn” bằng người tiềm nhiệm.

Màn santo ấn tượng của tiền đạo Sanchez người Nigieria gồm 8 vòng lộn

Keane đúng ra chỉ lộn một vòng còn lại là lăn một vòng trước khi làm động tác chĩa súng bắn. Còn Klose chỉ được nhào lộn 2 lần trong 5 bàn ghi tại WC 2002. Các bác sĩ đội Đức đã không cho Klose thực hiện santo vì sợ sẽ ảnh hưởng đến xương và cột sống của anh.

Người kế tục xứng đáng cách ăn mừng này của Sanchez là Julius Aghahowa. Tiền đạo người Nigieria này đã có một màn santo ấn tượng gồm 8 vòng lộn như một vận động viên thể dục dụng cụ sau khi sút tung lưới Thụy Điển tại World Cup 2002.

2. Cá mắc lưới

Resheed Yekini

Resheed Yekini được đánh giá là chân sút chủ lực của Nigiria tại WC 1994, nhưng rốt cuộc, anh chỉ “nổ súng” được một lần, mở màn cho chiến dịch WC của đội tuyển quê hương trong chiến thắng 3-0 trước Bulgaria. Khỏi phải nói cảm xúc của chàng trai yêu nước này. Anh lao vào lưới, nắm chặt mành lưới giống như một con cá mắc cạn, rưng rưng khóc và… lẩm bẩm cầu nguyện (hay cảm ơn?) tới nửa phút. Hình ảnh này đã trở nên ấn tượng và vô cùng thân thương với mỗi người dân ở xứ sở Siêu Đại bàng xanh.

3. Điệu đưa nôi ngọt ngào

Nhiều người vẫn khắc sâu hình ảnh cảm động này tại trận đấu tứ kết USA 94 giữa Brazil – Hà Lan (3-2). Bebeto, sau khi ghi bàn, đã bày tỏ cảm xúc thăng hoa cũng như khi được lên chức cha bằng cách đưa tay đung đưa giống như đang ru đứa con bé bỏng của mình. Cảm động hơn, hai đồng đội của anh là Mazinho và Romario đã cùng hòa điệu nhịp đưa nôi của của Bebeto.

Hai đồng đội của anh là Mazinho và Romario đã cùng hòa điệu nhịp đưa nôi của của Bebeto.

Sau này, Bebeto kể rằng: “Tôi muốn một điều đặc biệt để đánh dấu việc con tôi vừa sinh ra cách đó hai hôm. Thực ra, việc đưa nôi này không định sẵn, mà chỉ đột nhiên đến với tôi. Rồi tôi nhìn thấy Romario và Mazinho đến bên làm theo khiến tôi rất xúc động”. Tại WC 1998, đến lượt Gabriel Batistuta (Argentina) “đưa nôi” nhưng không gây được ấn tượng nhiều nữa.

4. Vũ điệu quê hương

Đội tuyển Senegal là một “ngựa ô” tại WC 2002. Ngay trong trận đấu đầu tiên, họ đã giành thắng lợi sửng sốt trước ĐTVĐ Pháp. Papa Bouda Diop, người ghi bàn thắng đầu tiên WC đã lột phăng chiếc áo đấu, đặt xuống đất. Sau đó, các đồng đội trong đội Senegal của anh tụ tập xung quanh nhảy múa những vũ điệu rất Senegal.

Những vũ điệu rất Senegal tại World Cup 2002

Cách đó 12 năm, tại Italia 90, “Những chú sư tử bất khuất” Camơrun đã có màn ăn mừng nhảy múa tại cột cờ góc tương tự khi Oman B”yik ghi bàn hạ gục ĐKVĐ Argentina của Maradona. Còn “sát thủ” Marchelo Salas thì có cơ hội 4 lần thể hiện vũ điệu đấu bò quen thuộc với những chàng trai Nam Mỹ France 98: Một chân quỳ, đầu cúi gằm còn ngón tay trỏ lên trời”

5. Nàng tiên cá

Vũ điệu “nàng tiên cá” của Brian Laudrup

Nhắc đến Đan Mạch là người ta nhớ đến Hans Christian Andersen và nàng tiên cá. Cho nên, không gì tốt hơn là quảng bá đất nước mình thông qua hình ảnh kì diệu này. Brian Laudrup là một người rất “thuộc bài”. Sau khi sút tung lưới nhà ĐKVĐ Brazil tại vòng tứ kết France 98, anh chạy đến sát đường biên rồi nằm nghiêng người giống như dáng của một nàng tiên cá. Một hình ảnh ấn tượng rất Đan Mạch.

6. “Lão nông cày xong thửa ruộng” và “Nghệ sĩ nhạc Jazz

Lão nông cày xong thửa ruộng

“Bò mộng” Christian Vieri ghi bàn thắng thứ 5 tại WC 1998 trong trận gặp Nauy. Anh không bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của một… “bò mộng” mà chạy ra ngoài đường biên ngồi thụp xuống, khoanh tròn chân, đặt hai tay lên đầu gối, vẻ thanh thản như một ông lão phương Đông vừa cày xong thuở ruộng vậy. Del Piero lập tức chạy đến ngôi đối diện với đồng đội. Cả hai như đang tâm sự: “Cậu vừa làm gì thế?”, “Ghi bàn, đơn giản chỉ thế thôi!”.
 
Còn Liliam Thuram, hậu vệ hiếm hoi ghi bàn, đùng một cái lại hai lần “phát hỏa” tại trận bán kết WC 1998 gặp Croatia. Xúc động và sững sờ trước chiến tích kì diệu của mình, Thuram quỳ gối xuống, ngón tay trỏ đặt vào môi và đôi mắt bâng khuâng nhìn về xa xăm như một nghệ sĩ.
Nghệ sĩ nhạc Jazz

Sau này, Thuram thừa nhận anh ăn mừng giống như trạng thái của một nghệ sĩ nhạc sĩ jazz thăng hoa. Nghệ sĩ đó đã nhập hết các nốt nhạc trong đầu mình, không còn biết đến bản nhạc nữa. Các ngón tay đan đều trên những phím đàn tuôn chảy những dòng nhạc tuyệt vời.

7. Phát điên trên sân cỏ

Vua phá lưới WC 90 – Salvatore Schillaci

Có rất nhiều cầu thủ không kìm nén được cảm xúc mà ăn mừng khá bột phát theo lối mãnh liệt. Đó là kiểu lắc đầu, lè lưỡi, nhảy tưng tưng như một anh hề của Christophe Duggary tại WC 1998. Đó là kiểu trợn mắt, la hét dữ dội vào chiếc camera của Diego Maradona tại WC 1994. Thuộc về típ “trợn mắt” còn có Salvatore Schillaci (Italia), Vua phá lưới WC 90; thuộc về kiểu chạy ầm ĩ và la hét như… điên còn có Marco Tardelli (Italia) sau khi ghi bàn quyết định trong trận chung kết gặp Tây Đức tại Espana.

 

8. Kiểu ăn mừng nào sẽ thịnh hành tại WC 2006?

16.jpg

 

17.jpg

 

Ảnh 1

Ảnh 2

18.jpg

 

19.jpg

 

Ảnh 3

Ảnh 4

Điểm mặt những ứng cử viên vua phá lưới WC lần này, ta có thể thấy những tên tuổi quen với những cách ăn mừng bàn thắng thân thuộc. “Chiếc giày vàng châu u” Luca Toni (Italia), nếu “nổ súng” đều đặn tại WC như tại Serie A thì sẽ lại thể hiện kiểu ăn mừng “Bạn có nghe thấy gì không?” (Ảnh 1) với bàn tay đặt vào đôi tai của mình.

Nếu Pedrro Pauleta (Bồ Đào Nha – vua phá lưới Ligue1) ghi bàn liên tục thì lại có màn dang rộng cánh tay như máy bay phản lực (Ảnh 2). Nếu là Ronaldinho (Brazil) thể hiện được mình thì các bạn sẽ thấy kiểu ăn mừng “sóng tay” với nụ cười rạng rỡ (Ảnh 3). Nếu Klose (Vua phá lưới Bundesliga) ghi bàn, không biết có những màn santo có trở lại không? Và chúng ta hãy chờ những màn ăn mừng ấn tượng của Đàn Voi Bờ Biển Ngà. Nếu họ ghi bàn thể nào họ cũng kết nhau thành lại một hình trái núi (Ảnh 4). Đừng bỏ qua những màn ăn mừng tại WC nhé!

9.”Chào Made in VietNam”

~ Việt Nam, có một cách ăn mừng bàn thắng đặc biệt ấn tượng với CĐV đó kiểu giơ tay chào rất “nhà binh”” của Hồng Sơn.Kiểu ăn mừng bàn thắng này sẽ là sản phẩm “made in VietNam?”.

Theo Đàn Ông