Trong chiến tranh khói lửa, chúng tôi đã phấn đấu rèn luyện

SChúng tôi cùng giúp nhau rèn luyện vê chuyên môn và vun đắp lòng ham muốn chiến thắng. Nhưng lại bảo nhau: thắng bằng tài năng, trí tuệ để người ta phục, còn thắng bằng gian dối, thô bạo, đá xấu là điều sỉ nhục..

SChúng tôi cùng giúp nhau rèn luyện vê chuyên môn và vun đắp lòng ham muốn chiến thắng. Nhưng lại bảo nhau: thắng bằng tài năng, trí tuệ để người ta phục, còn thắng bằng gian dối, thô bạo, đá xấu là điều sỉ nhục⬝, ông Ngô Xuân Quýnh, cựu cầu thủ, cựu Đoàn trưởng Thể Công, người hơn nửa thế kỷ gắn bó với bóng đá đã tâm sự như vậy trong những trang nhật ký của mình. Xin trích đăng vài đoạn để bạn đọc cùng tham khảo.

 
 
STháng 9 năm 1954, tôi đang là cán bộ huấn luyện quân sự thì có lệnh gọi về làm cầu thủ bóng đá Thể Công lớp đầu tiên. Được về tiếp quản Hà Nội, lại hoạt động thể thao, thích lắm, nhưng cứ nghĩ: Đá bóng rồi tiền đồ ra sao và làm nghề này dễ⬦hư!

 
Biết chuyện, đồng chí Nguyễn Chí Thanh – Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị đã đến thăm và giải thích. Về tiền đồ, đồng chí đặt vấn đề: SĐây là một nhiệm vụ mới của thời bình nếu làm tốt cũng vinh quang như các công tác khác. Tổ chức đã chọn, các đồng chí biết đá lại không đá, để anh em đá kém làm thay, có nên không? Cứ làm tốt không nghành nào không có tiền đồ cả⬝.Về chuyện đá bóng dễ hư, đồng chí cười: SCầu thủ chế độ mới, các đồng chí không chỉ đá cho giỏi, mà còn phải chăm học, chịu khó rèn luyện toàn diện, giữ đức hạnh bộ đội Cụ Hồ. Thân thể khỏe mạnh, tâm hồn trong sáng, ý chí mạnh mẽ thì không tật xấu nào xâm nhập được. Sa ngã là do mình, đừng đổ tội cho hoàn cảnh. Như hoa sen Sgần bùn mà chẳng hôi tanh mù bùn⬝ đó thôi.⬝
 
Ngày ấy, chúng tôi vẫn ăn theo tiêu chuẩn Sđại táo⬝ – mức ăn của cán bộ từ cấp đại đội trở xuống: 7 hào/người/ngày (chưa bằng 2 kg gạo). Sau bát cơm thứ 3, thường chỉ chan tý nước mắm để ăn thêm cho đủ no mà tập. Phụ cấp tiêu vặt của trung đôi trưởng như tôi là 6kg gạo/tháng (bằng 2 đồng tư). Cho đến đầu năm 1960, là đội trưởng đội bóng đá tôi mới được nâng một bậc lương (7 năm là cầu thủ không có chế độ nâng bậc). Một năm 2 bộ quần tập, 2 đôi giày, 3 đôi ba ta. Đội có một bộ đồ nghề để chữa giày, vá, đắp cờ- rếp vào đế ba ta mà dùng⬦thiếu thốn thì tìm cách khắc phục. Dân còn nghèo, bộ đội còn khổ hơn mình nhiều, nghĩ thế nên chẳng ai kêu! Và dĩ nhiên không chỉ riêng tôi, tất cả anh em đều bảo nhau luyện tập hết lòng, ngoài việc nuốt hết giáo án còn rủ nhau ôn tập thêm những điểm mình còn yếu. Không chỉ đá thắng, dẫn đầu các giải, chúng tôi còn đi xuống đơn vị phục vụ chiến sĩ, tham gia chống bão lụt và hoàn thành các chương trình học tập khác của quân đội như lớp học văn hóa buổi tối.
 
Về sinh hoạt hằng ngày, đồng đội thương nhau như hồi còn chiến đấu, tự giác giữ dìn kỷ luật. Nhóm tôi (Bùi Đức, Hiếu, Quế, Thắng và tôi) hứa với nhau không hút thuốc, uống rượu, chơi bời hư hỏng⬦Làm gì, đi đâu, có chuyện vui, buồn đều tâm tình chia sẻ với nhau. Một vài anh em lớn nghiện thuốc lá thấy tôi không bao giờ hút, đã nhờ giữ hộ thuốc, đến giờ mới đưa cho một điếu, hút đỡ thèm và hạn chế dần rồi bỏ hẳn.
 
Chúng tôi cùng giúp nhau rèn luyện vê chuyên môn và vun đắp lòng ham muốn chiến thắng. Nhưng lại bảo nhau: thắng bằng tài năng, trí tuệ để người ta phục, còn thắng bằng gian dối, thô bạo, đá xấu là điều sỉ nhục. Năm 1961, đang đá tốt, nhưng cấp trên muốn đào tạo thành cán bộ TDTT lâu dài nên cử tôi và một số đồng chí đi học ở Đại học TDTT Liên Xô. Sau khi đi học về, năm 1965 tôi được nhận chức Chính trị viên Đoàn Thể Công đúng vào lúc giặc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Thể Công sơ tán về nông thôn và có đợt tuyển trẻ mới ở độ tuổi thiếu niên cho tất các các đội : bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, thể dục. Tuyển đủ quân, bước vào huấn luyện trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Trú quân nhà dân, tập vào giờ tránh máy bay trên sân tự tạo ở ven lũy tre làng. Tắm nước ao bèo, tối sinh hoạt, học tập đèn dầu, lại phải canh gác phòng không, giúp dân sản xuất⬦nhưng chúng tôi luôn tự hứa với mình phải gắng hết sức để cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.
(Theo báo Văn Hóa)