Ngô Xuân Quýnh – Tấm gương mẫu mực của bóng đá Việt Nam

Hiếm người nào từng trải qua nhiều cương vị trong Snghiệp bóng đá⬝ như ông. Nhưng dù có ở vai trò nào, ông cũng thể hiện tinh thần tận tụy, được các bạn bè, đồng nghiệp mến phục.

Hiếm người nào từng trải qua nhiều cương vị trong Snghiệp bóng đá⬝ như ông. Nhưng dù có ở vai trò nào, ông cũng thể hiện tinh thần tận tụy, được các bạn bè, đồng nghiệp mến phục.
 
Cựu danh thủ Ngô Xuân Quýnh

Ngày 23/9/1954, tại chiến khu Việt Bắc, ông là một trong 23 sĩ quan quân đội được cấp trên giao nhiệm vụ làm nòng cốt phát triển Sđoàn công tác thể dục thể thao Quân Đội⬝ (gọi tắt là Thể Công). Ngay sau khi ra đời, đội bóng đá Thể Công với những cầu thủ Trương Tấn Bửu, Ngô Xuân Quýnh, Trương Tấn Nghĩa, Tý Sbồ⬝⬦liên tiếp đoạt chức vô địch miền Bắc các năm 1955, 1956, 1958 và Á quân năm 1957 (sau này đội còn vô địch miền Bắc thêm 8 lần nữa). Riêng ông Quýnh được báo Thời Mới (tiền thân của tờ Hà Nội Mới) bình chọn là 1 trong 11 cầu thủ xuất sắc nhất miền Bắc năm 1959.

 
Từ năm 1961, ông bắt đầu tham gia công tác xây dựng, tổ chức, chỉ đạo đoàn Thể Công (bao gồm 3 môn chính là bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ). Năm 1965, giữa hoàn cảnh đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc ác liệt, Bộ quốc phòng dự định giải tán đoàn Thể Công, ông Quýnh là một trong những người tích cực nhất đưa ra phương án giữ lại đội bóng, lui về hoạt động dưới mái trường Sĩ quan lục quân để bảo tồn lực lượng. Cũng trong thời gian đó, Thể Công tiến hành cuộc trẻ hóa mạnh mẽ. Các cầu thủ Vũ Huy Hùng, Ngô Tử Hà, Trịnh Minh Huế, Trần Tiến Lực⬦ được thay bằng lớp trẻ đa số mới 17-18 tuổi (phần lớn do ông Quýnh trực tiếp tuyển chọn): Vương Tiến Dũng, Phan Văn Mỵ, Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Trọng Giáp, Trần Văn Khánh⬦ Trong vai trò chính trị viên, ông Quýnh góp phần quan trọng giáo dục toàn diện để có được một lứa cầu thủ lừng lẫy của Thể Công trong suốt hơn một thập kỷ sau, cũng như nhiều lớp danh thủ của Thể Công sau này (cho tới khi về hưu năm 1992). Năm 1984, ông là Trưởng đoàn kiêm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam 2 (thực chất là Thể Công có tăng cường thêm 2 cầu thủ đội Phòng không) dự giải bóng đá Quân đội các nước Xã hội chủ nghĩa (SKDA).
 
Năm 1989, tại Đại hội đại biểu LĐBĐVN lần thứ nhất, ông Quýnh được bầu là Phó Chủ tịch LĐBĐVN (cùng các ông Lê Bửu và Trần Vĩnh Lộc), đồng thời là Ủy viên BCH LĐBĐVN trong 3 khóa liên tiếp. Dù đã cao tuổi, nhưng ông vẫn rất tâm huyết với bóng đá Việt Nam và dành sự quan tâm đặc biệt tới việc ươm mầm những tài năng bóng đá trẻ.
 
Các vị lãnh đạo của LĐBĐVN khóa IV còn chưa quên kỷ niệm cách đây hơn một năm, dù đang trên giường bệnh, nhưng ông Quýnh vẫn gượng dậy viết cho xong tiểu sử cùng những đóng góp lớn của đồng đội cũ – cố danh thủ Trương Tấn Bửu, để Liên đoàn kịp gửi đi trong dịp xét chọn các sự kiện, nhân vật tiêu biểu kỷ niệm S100 năm FIFA⬝.
 
(Thể thao TPHCM)