HLV Mai Đức Chung : Người luôn sẵn sàng Snhảy vào lửa⬝

Vốn đam mê và có năng khiều bóng đá, năm 15 tuổi ông Mai Đức Chung (sinh năm 1949) được tuyển vào tập trung hệ văn hóa DD TDTT ở Từ Sơn, 3 năm sau ông trở thành sinh viên đại học khóa 5 của trường. Sau khi tốt nghiệp (1972) ông Chung mới thực…

Vốn đam mê và có năng khiều bóng đá, năm 15 tuổi ông Mai Đức Chung (sinh năm 1949) được tuyển vào tập trung hệ văn hóa DD TDTT ở Từ Sơn, 3 năm sau ông trở thành sinh viên đại học khóa 5 của trường. Sau khi tốt nghiệp (1972) ông Chung mới thực sự bước vào nghiệp bóng đá.
 
HLV Mai Đức Chung – Con người của bóng đá nữ
 
Cầu thủ đa năng
 
Dù có nhiều đội mời chào như Tổng Cục Đường sắt, Công an Hà Nội, Quân khu Việt Bắc nhưng ông nhận lời về với đội bóng hạng B Xe ca Hà Nội. Tháng 9/1975 ông về đội Tổng Cục Đường sắt (TCĐS) dưới sự dẫn dắt của HLV Trần Duy Long. Thi đấu ở vị trí tiền vệ hoặc tiền đạo, nhưng mỗi khi đội hình thiếu người ông Chung lại sẵn sàng đảm nhận vai trò trung vệ, thậm chí hậu vệ biên mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Trong gần 10 năm thi đấu (1975-1984), ông Chung đã góp phần vào ngôi vô địch quốc gia của TCĐS năm 1980, 2 năm liền được gọi vào ĐTQG (1981- 1982), đi thi đấu tại Liên Xô và Bulgaria. Khi còn là cầu thủ, ông Chung thậm chí còn tham gia thi đấu môn..điền kinh của ngành.
 
NHM bóng đá biết đến ông Chung qua vai trò HLV hơn là cầu thủ. Năm 1984 nghỉ đá bóng, ông được giao đội trẻ U19 tham dự giải Báo Thanh Niên lần đầu tiên và giành ngôi vô địch. Năm 1985, đội TCĐS bị tụt hạng A2, ông Chung được điều lên với nhiệm vụ nặng nề : đưa đội thăng hạng A1 ngay mùa giải năm sau. Là một HLV mới 35 tuổi, còn thiếu kinh nghiệm, nhưng vốn không ngại gian khổ nên ông Chung vẫn nhận lời với sự tự tin lớn và ông đã hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó ông gắn bó với TCĐS cho đến khi đội giải tán năm 2000. Trong giai đoạn này, ông đã lăn lộn cùng với đội biết bao thăng trầm, khổ ải: SChúng tôi khổ nhiều hơn sướng, thậm chí nhiều lần phải đạp xe lên tận Yên Viên mua than về cho đội nấu cơm, tiền không có phải đi vay⬦⬝- ông Chung nhớ lại.
 
Đào tạo một thế hệ bóng đá nữ tài năng
 
Năm 1997 ông Chung được gọi lên làm HLV đội tuyển nữ (khi đó mới hình thành, còn chưa có giải VĐQG). Lại một thách thức, bởi  trình độ, lối đá của bóng đá nữ Việt Nam lúc đó còn là một ẩn số.
 
Vậy mà ông nhận lời rồi lao vào cuộc tìm kiếm, tuyển chọn, huấn luyện chuẩn bị cho SEA Games 19 tại Indonesia năm 1997. Ngay lần đầu tham dự, ông Chung và các học trò đã đem về Việt Nam tấm HCĐ quý giá. Quan trọng hơn là ông đã nhào nặn một thế hệ cầu thủ tài năng làm nền cho đội tuyển nữ sau này. Từ năm 2000, ông Chung về nhận công tác tại bộ môn bóng đá UBTDTT. Trước SEA Games 22, khi đang làm trợ lý cho HLV Nguyễn Thành Vinh tại U22 QG, ông lại được yêu cầu về thay HLV Rainer nắm đội tuyển nữ. Một lần nữa ông lại thành công và giúp đội tuyển nữ bảo vệ ngôi vô địch lần thứ 2 liên tiếp ở SEA Games.
 
Tới SEA Games 23, bóng đá nữ đang thời kỳ chuyển giao, lại được đặt mục tiêu bảo vệ ngôi hậu ĐNÁ. Vậy là lần nữa người ta buộc ông Chung Snhảy vào lửa⬝ khi đang làm trợ lý cho HLV Riedl ở ĐT U23 QG. Khi đó, nhiều người cho ông Chung dại, mạo hiểm, vì lực lượng và sự gắn kết của các cầu thủ không còn như xưa. Vậy mà ông Chung vẫn thành công. Không phải ông không lường trước được những khó khăn với đội nữ, chỉ có điều ngoài lòng nhiệt tình, ông còn là một người tâm lý, hiểu và biết cách thuyết phục họ để cùng nhau đi đến thành công.
 
 
Từ chối cả chức PCT LĐBĐVN
 
Năm 2005, ông Chung bước lên đỉnh cao của sự nghiệp HLV với danh hiệu HLV tiêu biểu. Đang là Trưởng Bộ môn bóng đá tại UBTDTT, ông Chung được cân nhắc vào vị trí PCT chuyên môn của LĐBĐVN. Vậy mà ông đã từ chối để rồi làm trợ lý cho HLV Riedl tại U23 với bao thách thức. Theo ông Chung, không phải ông không có khả năng để làm việc tại liên đoàn, nhưng việc đó có nhiều người khác có thể làm được. Còn ông, vẫn khỏe, vẫn còn đam mê với bóng đá và ông muốn chọn công việc chuyên môn hơn.
 
Vả lại, trước tình cảnh bóng đá nam như vậy, ông muốn làm cái gì đó giúp HLV Riedl đưa BĐVN thoát khỏi cơn khủng hoảng. Một lần nữa, ông Chung lại nhận lời ngồi vào chiếc ghế nóng. Ông hiểu, bóng đá nam phức tạp, khó khăn không kém gì bóng đá nữ, thậm chí còn hơn thế, bởi hiện nay dư luận đang nhìn họ với con mắt nghi kỵ, thiếu thiện cảm.
 
Với ông Chung, khó khăn và thách thức ông cũng không sợ, có thể rồi đây trong công việc ông không tránh khỏi sai sót, khuyết điểm, nhưng ông hi vọng mọi người sẽ hiểu và thông cảm, bởi ông luôn làm việc với cái tâm trong sáng.
 
(Theo TTHCM)