Cố trọng tài Huy Khôi và trận chung kết bóng đá GANEFO 1966
Cố trọng tài Huy Khôi, con chim đầu đàn của trọng tài Hà Nội, tuy đã tạ thế nhưng vẫn là một tấm gương sáng cho nhiều lớp đồng nghiệp kế tục.
Cố trọng tài Huy Khôi, con chim đầu đàn của trọng tài Hà Nội, tuy đã tạ thế nhưng vẫn là một tấm gương sáng cho nhiều lớp đồng nghiệp kế tục. Trong một bài viết gần đây của Câu chuyện bóng đá có đề cập đến chi tiết: Huy Khôi là trọng tài duy nhất của Việt Nam được giao bắt chính trong một trận chung kết bóng đá GANEFO. Để bạn đọc có dịp hiểu kỹ hơn, chúng tôi xin trích đăng phần nhật ký của cố trọng tài Huy Khôi về sự kiện thể thao lịch sử này.
SNăm 1966, Đại hội thể thao các nước châu Á (GANEFO) được tổ chức tại Phnompenh (thủ đô Campuchia). Đoàn thể thao Việt Nam đáp xe lửa tới Quảng Châu (Trung Quốc) rồi lên máy bay từ của hãng Air Cambodge đến đất nước chùa Tháp. Đoàn Việt Nam được xếp ở chung một nhà với đoàn thể thao Triều Tiên.
Riêng đội bóng đá của Triều Tiên đến chậm hơn vì vừa kết thúc giải VĐ bóng đá thế giới tổ chức ở Luân Đôn (Anh). Trình độ bóng đá cao của Triều Tiên khi đó đã làm làng túc cầu giáo thế giới kinh ngạc, thán phục: trong trận tứ kết, Triều Tiên đã dẫn trước Bồ Đào Nha, ĐT có Scon báo đen⬝ Eusebio lừng danh thế giới với tỷ số 3-0.
Ngay hôm sau, một số trọng tài bóng đá Triều Tiên đã xuống thăm tôi, mạn đàm trao đổi kinh nghiệm. Khi về, họ còn tặng tôi chiếc còi đã sử dụng điều khiển các trận thi đấu tại giải VĐTG vừa diễn ra.
Bóng đá GANEFO 1966 sau các chặng đường còn lại 3 đội Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam.
Một ngày nghỉ, anh Ngô Luân, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam gặp tôi và anh Hồ Qưới – chỉ đạo viên đội bóng đá Việt Nam và nói: SHai anh được ông Juifo trong Ban tổ chức GANEFO có nhã ý mời đến chơi. Chuẩn bị nhé, một giờ nữa sẽ có xe đến đón…
Trong buổi nói chuyện, ông Juifo thân tình giãi bày: “Chỉ còn ba trận đấu nữa là kết thúc môn bóng đá. Với nước chủ nhà, đội nào thắng cũng như nhau, miễn là giải kết thúc tốt đẹp. Thế nên, tôi rất lo lắng về công tác trọng tài. Xin được hai ông góp ý kiến”.
Cả ba chúng tôi trao đổi thoải mái bằng tiếng Pháp. Tôi và anh Hồ Qưới gợi ý: trận Việt Nam – Triều Tiên nên mời trọng tài Trung Quốc, trận Trung Quốc – Việt Nam nên mời trọng tài Triều Tiên. Trận còn lại giữa Triều Tiên – Trung Quốc, ông Juifo đề nghị tôi cầm còi.
Hôm sau, anh Ngô Luân thông báo, Ban tổ chức GANEFO yêu cầu trọng tài bóng đá Việt Nam Huy Khôi điều khiển trận chung kết giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Tôi nhận nhiệm vụ và đề nghị cử hai trọng tài biên Campuchia.
Trước ngày cầm còi, Tô Hiền – cầu thủ bóng đá vào phòng tôi thủ thỉ: SAnh Khôi ơi, em thấy tóc anh hơi dài nên đã mượn được bộ dao kéo, em sẽ cắt cho anh một kiểu đầu “hết ý” để ra sân cho oách…
Thế rồi, ngày trọng đại đó cũng đến. Tôi ra sân với trang phục gọn gàng, đầu mới húi. Đúng 19h30 phút (giờ Campuchia), tôi thổi tiếng còi khai cuộc.
Trận đấu mới diễn ra được vài phút, trong một pha phá bóng hợp lệ, hai cầu thủ va chạm mạnh, đều ngã, sau đó bắt đầu “hục hặc” nhau. Tôi vội chạy lại, ra hiệu cho cả hai đứng lại, cầm tay họ và nói: Sfriend, fre`re” (anh em – tiếng Anh và tiếng Pháp) rồi tung bóng giữa hai người trong sự đồng tình của khán giả.
Chỉ còn ít phút thì hết hiệp 1, đội CHDCND Triều Tiên bất ngờ mở tỷ số. Chính vì thế mà vào hiệp 2, trận đấu diễn ra sôi động hơn. Cũng có nhiều pha va chạm cố tình của cả hai bên nhưng rất may mắn là do có thể lực tốt, tôi đủ sức đeo bám và nhanh chóng đưa ra các quyết định chính xác, nghiêm minh, làm dịu bớt tình hình.
Ngay sau bàn gỡ hoà 1-1, đội CHDCND Triều Tiên chơi hưng phấn hẳn lên. Khi chỉ còn vài phút nữa trận đấu kết thúc, một pha hậu vệ Trung Quốc đánh đầu trả bóng cho thủ môn đã bất cẩn để tiền đạo Triều Tiên cướp bóng. Nhanh như chớp, cầu thủ này đã tận dụng cơ hội ghi bàn, ấn định tỷ số 2-1 cho Triều Tiên.
Đồng hồ đeo tay của tôi chỉ đúng 45 phút, đồng hồ điện tử đo trên sân cũng nhấp nháy báo hiệu hết giờ, tôi thổi hồi còi to, kết thúc trận đấu.
Hai trọng tài biên nước chủ nhà chạy ngay lại bắt tay tôi và khen: Sông Huy Khôi, ông đã điều khiển một trận đấu tuyệt vời!”. Tôi ý nhị: “Cả ba chúng ta chứ”. Nghe câu đó, hai đồng nghiệp Campuchia thân tình ôm chặt tôi trên SVĐ bóng đá Phnompenh.
Trong đời cầm còi của tôi, đây là một trận đấu không thể nào quên…