Bóng đá nữ – Phía sau những tấm huy chương

Kỳ 4: SSao⬝ bình dị

Kỳ 4: SSao⬝ bình dị

Bóng đá là một môn thể thao tập thể. ~ đó, sự thành công là mồ hôi, nước mắt của hàng mấy chục con người.

Ba lần vô địch liên tiếp ở đấu trường SEA Games đã giới thiệu được rất nhiều gương mặt đáng nhớ như Hiền Lương, Mai Lan, Thúy Nga, Nguyễn Thị Hà, Đào Thị Miện, Lưu Ngọc Mai, Kim Phụng, Mỹ Oanh, Văn Thị Thanh… Họ đều thật sự là những ngôi sao. Nhưng Ssao⬝ bóng đá nữ sao mà bình dị, đáng mến đến thế!

SPhép lạ⬝ của Hồng Svoi⬝!

Thủ môn Kim Hồng (áo vàng), Ảnh VNN

Thủ môn Kim Hồng cầm tinh con chuột (1972). Nhưng với thân hình cao 1m65, nặng 63kg và đặc biệt cực kỳ gan dạ khi bảo vệ khung thành nên bạn bè đều bảo: chuột gì nó, voi đấy chứ! Và thế là biệt danh Hồng Svoi⬝ ra đời.

Hồng là con gái út trong một đại gia đình có đến 16 anh chị em, được nuôi nấng và lớn lên từ nồi bún bò của mẹ. Trong mắt Hồng, mẹ là con người tuyệt vời nhất thế gian. Hiện nay, mỗi khi cuộc trò chuyện có liên quan đến mẹ là Hồng lại rơm rớm nước mắt nghĩ về người mẹ hiền đã không còn…

Chị bảo mẹ mất rồi nhưng vẫn còn hiện diện trong chị qua cái gia tài vô giá, đó là tính chịu khó, không quản ngại vất vả, biết nội trợ và đặc biệt là không chùn bước trước bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

Những đức tính quí báu ấy của Hồng thì ai cũng biết. Biết bởi có những lúc báo chí đăng hà rầm chuyện chị và một số đồng đội phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề như bán bánh mì, bún bò…

Hồng bồi hồi nhớ lại: SThật ra không phải chúng tôi khó khăn đến mức độ phải đi bán bánh mì lề đường đâu. Nhưng cứ thử nghĩ, suốt ngày đâu phải lúc nào cũng đá bóng. Thế thì tại sao mình không tận dụng những lúc rảnh để làm thêm nhằm ổn định cuộc sống hơn. Cái làm thêm ấy nó phù hợp với khả năng tụi này⬝.

Đáng nể hơn nữa với Kim Hồng không chỉ là chuyện mưu sinh. Suốt một thời gian dài tưởng như Hồng đã trở thành người tàn phế do căn bệnh cột sống cổ. Lúc ấy, ai gặp chị cũng bùi ngùi thương xót cho một cô gái mơn mởn phải cố định chiếc cổ bằng cái khung nặng nề, xấu xí. Ấy vậy mà Hồng đã chữa, đã tập kiên trì để hồi phục và trở lại sân bóng.

Nhiều người hồi ấy đã bảo, chỉ có phép lạ mới cứu được Kim Hồng! Nhắc lại chuyện này, Hồng như rùng mình nói: SThật khủng khiếp. Tôi không biết mình lấy đâu ra nghị lực để vượt qua những tháng ngày căng thẳng ấy⬝.

Sat Chi⬝ và ba lần vô địch SEA Games

Đội trưởng Kim Chi, Ảnh H.Xuân

Cùng với Mai Lan, Đoàn Thị Kim Chi, tiền vệ đội trưởng đội tuyển bóng đá nữ VN tại SEA Games vừa qua là một trong hai cô gái có mặt trong cả ba lần đứng lên bục cao nhất.

Sau SEA Games 23, trong một dịp ngồi với Chi, chúng tôi hỏi: Các cô gái đá bóng có bao giờ nghĩ đến tiền thưởng để hun đúc tinh thần thi đấu thêm cao không? Đang trò chuyện nhẹ nhàng, giọng Chi bỗng trở nên cứng rắn: SKhông. Không bao giờ. Không chỉ SEA Games 23, mà trong tất cả các giải đấu, từ SEA Games 21, 22 cho đến Asiad rồi vòng loại châu Á… chưa bao giờ tụi này nhắc đến chuyện tiền thưởng.

Nhiều chị như Kim Hồng, Ngọc Mai ngày trước khó khăn lắm, nhưng đến với bóng đá vì sự đam mê, vì tình yêu với trái bóng chứ đâu ai nghĩ đá bóng sẽ được tiền. Nếu vì tiền thì giờ này nhiều người còn gắn với bóng đá làm gì…⬝. Vừa nói, Kim Chi vừa khoát tay chỉ ra sân bóng Tao Đàn. Trời mưa như trút nước, vậy mà những nữ cựu tuyển thủ quốc gia Ngọc Mai, Kim Hồng vẫn hò hét những nữ cầu thủ tuyến trẻ luyện tập miệt mài…

Chi cho biết mỗi cầu thủ trong đội được Ủy ban TDTT cho 400 USD tiền tiêu vặt trong thời gian ở Philippines, nhưng Skhông dám mua sắm nhiều vì ai cũng muốn để dành tiền mang về cho gia đình⬝.

Số tiền thưởng ban đầu cho chiếc HCV SEA Games 23 là 25 triệu đồng/cầu thủ loại A (và 15 triệu đồng cho cầu thủ loại B) Kim Chi không tiêu đồng nào mà mang thẳng về Bến Tre: SMình gửi cho chị Tư của mình mang đi gửi tiết kiệm để lo chuyện tương lai⬝. Kim Chi kể hồn nhiên: SSau ba lần đoạt chức vô địch, mình đã dành dụm được hơn 70 triệu gửi tiết kiệm rồi đó!⬝.

Là con gái út trong một gia đình nông dân có 10 người con, at Chi yêu thể thao từ nhỏ nhưng lại là với môn điền kinh. Khi lên Sài Gòn học Đại học TDTT, trong một lần đi xem bóng đá, thấy hay hay và được các thầy động viên, Kim Chi liền xỏ giày ra sân. Các thầy khen Sđược lắm…⬝ và thế là chị theo luôn.

Sự nghiệp cầu thủ đối với Kim Chi đến đây là đã quá đạt, nhưng con đường đam mê bóng đá của chị vẫn chưa đến điểm dừng: SMình đã tốt nghiệp đại học, tuổi cũng đã lớn rồi (Kim Chi sinh năm 1979), chắc đây là kỳ SEA Games cuối cùng, nhưng mình vẫn theo đuổi trái bóng với vai trò huấn luyện viên hay trọng tài như chị Kim Hồng và Ngọc Mai đã chọn sau khi rời đội tuyển…⬝.

Minh Nguyệt: luôn cố gắng cho cả hiện tại và tương lai

Minh Nguyệt (7) trong màu áo ĐTQG nữ, Ảnh CTV

Tiền vệ mặc áo số 7 ở đội tuyển bóng đá nữ VN mà rất nhiều người còn nhớ là Phùng Thị Minh Nguyệt. HLV trưởng đội tuyển quốc gia Mai Đức Chung luôn dành sự đánh giá rất cao cho cô học trò này: SNguyệt có thể chơi tốt ở cả vị trí tiền vệ và tiền đạo. Một mẫu cầu thủ cần cù, năng động và thông minh mà hiện tại chưa có ai thay thế được. Nguyệt là một vị trí rất quan trọng trong đội hình chính ở hai kỳ SEA Games với những bàn thắng ý nghĩa⬝.

Nhưng với chúng tôi, bàn thắng tuyệt vời nhất của Nguyệt chính là cú sút phạt làm tung lưới đội á quân thế giới Trung Quốc tại Asiad 2002. Cú sút ấy đã làm các cô gái á quân thế giới bàng hoàng, không dám nhìn những cô gái Sbé hạt tiêu⬝ VN đầy vẻ xem thường như từ đầu trận.

Minh Nguyệt giã từ đội tuyển sau SEA Games 2003 – SEA Games mà chị coi là đáng nhớ nhất trong cuộc đời cầu thủ của mình. SLần đó đỡ tủi cho bóng đá nữ, vì được thi đấu trên sân nhà, đầy ắp khán giả và sự cổ vũ. Hình ảnh ấy chưa bao giờ có được trong suốt những năm chúng tôi lăn lộn theo trái bóng⬝ – Minh Nguyệt tâm sự về tấm HCV cuối cùng trong cuộc đời cầu thủ của mình.

Vất vả từ nhỏ nên Nguyệt tỏ ra chín chắn hơn các đồng đội khác, từ lời ăn tiếng nói đến cách thi đấu trên sân. Ngoài đời, chị cũng có ảnh hưởng lớn đến các đồng đội ở Hà Nội và đội tuyển quốc gia. Bởi chị là cô giáo duy nhất trong đội, khi dạy ở Trường tiểu học Tô Hoàng (Hà Nội). Nhớ lại ngày ấy, Nguyệt nói: STrước hết phải cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi nghỉ dạy để thi đấu. Các thầy cô trong trường và gần trăm học sinh cũng xuống Hải Phòng cổ vũ cho tôi⬝.

Để có được mảnh bằng Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Nguyệt đã trải qua những năm tháng vừa cố gắng thi đấu vừa học. Minh Nguyệt là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển VN (6 bàn) ở chuyến Slần đầu tiên mang chuông đi đánh xứ người⬝ tại giải tiền SEA Games 1997 trên đất Malaysia, rồi cũng chính chị ghi bàn thắng mở màn cho đội tuyển VN tại SEA Games 2003 trong trận thắng Indonesia đến 6-0.

Và rất nhiều đường chuyền quyết định để Ngọc Mai, Văn Thị Thanh… tung lưới, không kể hàng chục bàn thắng cho đội Hà Nội năm lần VĐQG… Vậy mà thu nhập ổn định của một giáo viên (được nhà trường giữ lại sau chuyến thực tập khi còn là sinh viên cao đẳng) như các đồng đội thường mơ ước hiện chỉ vỏn vẹn trong 700.000đ/tháng. Đi dạy thêm bóng đá cho trường khác một buổi/tuần, Nguyệt cũng chỉ có thêm 200.000 đồng nữa.

STôi mơ ước mở một quán cà phê nhỏ vừa để có thêm thu nhập, vừa để có niềm vui nhưng điều ấy bây giờ chưa thực hiện được⬝ – Minh Nguyệt nói.

Chứng kiến đầy đủ các trận đấu của đội tuyển nữ VN ở bốn kỳ SEA Games và hai kỳ Asiad, đau nỗi đau của các cô gái mảnh mai khi phải đối đầu với các đối thủ Sto gấp đôi mình⬝, PV Tuổi Trẻ sẽ kể một câu chuyện về một sức mạnh…

Chứng kiến đầy đủ các trận đấu của đội tuyển nữ VN ở bốn kỳ SEA Games và hai kỳ Asiad, đau nỗi đau của các cô gái mảnh mai khi phải đối đầu với các đối thủ Sto gấp đôi mình⬝, PV Tuổi Trẻ sẽ kể một câu chuyện về một sức mạnh…

(Theo TTO)

Kỳ sau:  Những cành liễu trước gió