“Bà tổ” của bóng đá nữ

Bóng đá nữ Việt Nam liên tục đứng đầu khu vực nhưng rất ít ai biết đâu là “bà tổ” bóng đá nữ Việt Nam.

Bóng đá nữ Việt Nam liên tục đứng đầu khu vực nhưng rất ít ai biết đâu là “bà tổ” bóng đá nữ Việt Nam.

Năm 1932, ở Cần Thơ xuất hiện đội bóng đá nữ đầu tiên mang tên đội nữ Cái Vồn. Hồi đấy, đội bóng này được thành lập với tư tưởng chống sự bất bình đẳng trong nam nữ.

Sau khi thành lập, đội đi đến đâu đều được ủng hộ nồng nhiệt. Đội thi đấu khắp miền Tây, lên tận Sài Gòn đều gây tiếng vang dù các đối thủ đều là… nam.

Đội Cái Vồn vận động được 30 nữ thanh niên khỏe mạnh, tuổi từ 18 đến 32, còn độc thân. Phụ trách huấn luyện đội là ba HLV Ba Sung, Sáu Sung và Bảy Bá. Những cái tên nổi bật của đội Cái Vồn thời mới thành lập là Mười Kén, Út Thôi, Hai Tỉnh, Ba Triệu, Út Lẹo… Xuất sắc nhất trong số này là một nữ sinh người Pháp 18 tuổi – Marguerite chơi ở vị trí trung phong và được bầu làm đội trưởng.

Người thủ môn của đội Cái Vồn – bà Lại Thị Chỏi (phải)

và người em Lại Thị Quới cũng đá bóng.

Các cô gái hồi ấy không dám cắt tóc ngắn mà phải bới tóc sát trên đỉnh đầu rồi dùng một chiếc mũ bê-rê trùm lên cho tóc không bị xổ ra, vì thế trước khi ra sân các cô phải nai nịt như kỵ binh ra trận.

Đội được nhiều vị mạnh thường quân hỗ trợ và thi đấu toàn đi canô đến các vùng sâu vùng xa nơi có bóng đá nam thách đấu.

Trận ra quân đầu tiên của đội bóng đá nữ Cái Vồn là trận giao hữu với đội bóng đá nam trong làng Mỹ Thuận. Sân bóng đá là một thửa ruộng trên một mẫu, không còn chỗ trống. Quận trưởng quận Trà Ôn cũng đến xem và tặng 24 bộ đồng phục cầu thủ cùng 2.000 đồng tiền Đông Dương.

Đội bóng đá nữ Cái Vồn năm 1932. ẢNH TƯ LIỆU

Sau trận ra quân, đội được nhiều đội bóng đá nam cấp quận, cấp tỉnh mời thi đấu. Càng thi đấu trình độ chị em càng nâng cao và người ủng hộ ngày càng đông.

Sau trận ra quân, đội được nhiều đội bóng đá nam cấp quận, cấp tỉnh mời thi đấu. Càng thi đấu trình độ chị em càng nâng cao và người ủng hộ ngày càng đông.

Sau một năm thành công của đội bóng đầu tiên thì cũng tại Cần Thơ, đội nữ thứ hai được lập là đội Xóm Chài.

Ngày 2-7-1933 là ngày đáng nhớ khi lần đầu tiên có trận cầu giữa hai đội bóng đá nữ: Đội nữ Cái Vồn đấu với đội nữ Xóm Chài.

Người nữ thủ môn của đội bóng đá Cái Vồn là bà Lại Thị Chỏi (sinh năm 1911). Lần gặp bà Chỏi, nghe bà kể về những tháng ngày hào hùng rồi chợt bà ngừng lại nói: “Bây giờ bóng đá nữ Việt Nam mình cũng “oách” vậy. Mừng cho các cháu đã được xã hội công nhận và mừng cho bóng đá nữ nay đã là nghề”…

Trận đấu ấn tượng nhất

Năm 1933, đội nam Paul Bert vô địch giải hạng nhì ở Sài Gòn đánh bạo mời đội nữ Cái Vồn lên thi đấu. Hôm đón đội nữ Cái Vồn tại Sài Gòn long trọng không thua gì đón nguyên thủ.

Đội nữ Cái Vồn ra sân trong trang phục áo trắng, quần đen, giày bố trắng và mũ trắng. Trận đấu diễn ra vào tháng 7 mưa dầm. Sân đọng nước, cầu thủ hai đội té lên té xuống. Để chắc ăn, nhiều chị quyết định cởi giày đá chân không để khỏi té.

Trận đấu ấy đội nữ Cái Vồn hòa 2-2 với đội nam Paul Bert và được Tổng cục Thể thao Nam kỳ khen tặng, thưởng 5.000 đồng tiền Đông Dương…