Tiến tới Đại hội LĐBĐVN nhiệm kỳ V: Thử bàn về mô hình và cơ chế hoạt động của VFF khoá V
Kỳ 3: Ban Chấp hành nào cho LĐBĐVN nhiệm kỳ V?
12/05/2005 00:00:00
Mấy tháng nay, dư luận ồn ào thảo luận về tình hình nhân sự của LĐBĐVN (VFF), sau khi có chỉ thị tiến hành Đại hội sớm của Chính phủ. Xung quanh những chiếc ghế quan trọng như Chủ tịch, các PCT, TTK người ta dường như đang Sđãi cát tìm vàng⬝ với vô vàn những cuộc thăm dò dư luận và với những tiêu chí thật sự khác nhau. Chúng tôi chỉ xin có một vài ý kiến.
“Mô hình và cơ chế mới của LĐBĐ cần phải đề cao các nguyên tắc: tập trung, dân chủ, đồng thuận và không vụ lợi…” |
Muốn có một LĐBĐ mạnh, trước nhất phải có một vị Chủ tịch mạnh và một vị TTK mạnh. Người đứng đầu VFF phải là người có đủ Stâm và tầm⬝, nghĩa là phải hết sức tâm huyết với bóng đá và phải có đủ uy tín xã hội, có trình độ quản lý cao (tức phải là một nhà kỹ trị – kỹ năng cai trị). Nếu không, như một vài nhà chuyên môn nhận định: Không đủ STâm⬝ thì dễ rơi vào cảnh Snửa đường đứt gánh⬝; Không đủ STầm⬝ thì dễ bị giới chuyên môn và các CLB dùng tiểu xảo Sđi bóng qua háng⬝.
Nên chăng Schọn mặt gửi vàng⬝ vào một vị đứng đầu một tập đoàn kinh tế lớn, sẵn sàng rút hầu bao ra vài chục tỉ VNĐ mỗi khi gặp sự cố lớn và đương nhiên khi họ đã là một nhà tài phiệt thì bao giờ nguyên tắc chi tiêu của họ cũng sẽ là Sxứng với đồng tiền bát gạo⬝. Vị Chủ tịch là một nhà kỹ trị sẽ dùng kỹ năng làm việc trời phú và uy tín xã hội rộng lớn của mình cùng với sự hiểu biết pháp luật ở trình độ cao và tinh thần tâm huyết đối với bóng đá, đưa BĐVN đi về miền cực lạc?! Ông TTK cũng vậy, hơn ai hết TTK phải là người có đầy đủ bản lĩnh để Sđứng mũi chịu sào⬝ trước những phong ba bão táp của cơ chế kinh tế thị trường và của Sbúa rìu dư luận⬝ luôn Schăm sóc thái quá⬝ đối với BĐVN.
Đồng thời, nhiệm vụ của Đại hội LĐBĐVN nhiệm kỳ V sắp diễn ra tại Hà Nội trong các ngày 29-30/5/2005 sẽ là bầu ra một Ban Chấp hành mới dự kiến gồm 35 thành viên. Theo chúng tôi, BCH phải đạt được một số tiêu chí sau:
– Phải kế thừa được những tinh hoa của nhiệm kỳ IV bao gồm tất cả các mặt: nhân sự chọn lọc, tư duy đổi mới, phong cách điều hành mới tương thích với đòi hỏi của cơ chế thị trường. Trong đó kế thừa tư duy và phong cách điều hành chuyên nghiệp là những yếu tố không thể thiếu.
– Phải thể hiện tinh thần xã hội hoá trong cơ cấu mới của BCHLĐ nhiệm kỳ V sao cho hợp lý và thu hút được nguồn lực rộng rãi của các thành phần xã hội. Cố nhiên, không nên hiểu xã hội hoá một cách cực đoan. LĐBĐVN có sự hiện diện của các chuyên gia tài chính, pháp lụât, thông tin đại chúng, nó còn là một tổ chức xã hội nghề nghiệp đòi hỏi sự tham gia với thành phần đông đảo của các nhà chuyên môn ở cả hai cấp Quản lý và Điều hành. Mỗi chuyên gia, hãy giao cho họ những mảng việc thích hợp. Không nên cơ cấu những nhân vật núp bóng LĐBĐVN để làm kinh tế hay để phục vụ những mục tiêu vụ lợi khác, thậm chí thao túng LĐBĐVN mà không quan tâm đến sự nghiệp của BĐVN.
– Không nên cơ cấu quá nhiều nhà doanh nghiệp và giới truyền thông trong thành phần của BCH, bởi thực tế cho thấy không dễ dàng gì các nhà doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông lại từ bỏ những món lợi lớn khai thác được từ các thương hiệu và các hoạt động của BĐVN. Như thế lẽ ra thay vì là nhà tài trợ lớn và các nhà tuyên truyền lớn, họ sẽ trở thành các nhà khai thác thương hiệu lớn và các nhà thu lợi nhuận quảng cáo lớn. Phần thua thiệt chính lại là phong trào BĐVN và Liên đoàn BĐVN. Chức năng làm ra tiền chính là do các nhà tiếp thị như IMG, Strata… đảm trách và do LĐBĐVN uỷ quyền đàm phán cho các nhà môi giới làm việc với đối tác.
Trong mô hình và cơ chế mới của LĐBĐ cần phải đề cao các nguyên tắc: tập trung, dân chủ, đồng thuận và không vụ lợi… Nhiều uỷ viên BCH nhiệm kỳ IV cho rằng họ chỉ là những thành phần cơ cấu cho có vì, trên thực tế họ chỉ là những nhân vật Shữu danh vô thực⬝, nhiều vị tuy có tên trong các Tiểu ban chuyên môn nhưng không bao giờ được tham khảo ý kiến hoặc thi thoảng mới tham gia bàn bạc đưa ra các quyết sách. Trên thực tế quyền lực của LĐBĐ chỉ tập trung trong tay một số nhân vật chủ chốt, thậm chí bản thân một vài nhân vật chủ chốt có lúc cũng bị vô hiệu hoá một cách võ đoán và trở nên bất lực trước các sự kiện trọng đại.
ĐẶNG LAM SƠN