Thể thao VN 2005 trong mắt các PV, nhà báo

Năm qua là một năm đáng nhớ đối với các PV, nhà báo chuyên viết về thể thao với nhiều cung bậc buồn vui đan xen lẫn lộn. Chúng ta hãy cùng nhìn lại nền thể thao nước nhà ở năm con gà của lăng kính…

29/01/2006 00:00:00

Năm qua là một năm đáng nhớ đối với các PV, nhà báo chuyên viết về thể thao với nhiều cung bậc buồn vui đan xen lẫn lộn. Chúng ta hãy cùng nhìn lại nền thể thao nước nhà ở năm con gà của lăng kính của 2 thế hệ…

Nhà báo Nguyễn Nguyên (báo Pháp Luật):“”Mong bóng đá VN đừng “mất”” nữa!”

Cái “”lạ”” của năm nay là giữa thể thao Việt Nam và bóng đá Việt Nam ở hai thái cực. Trong khi thể thao Việt Nam thực hiện được bước chuyển mới qua thành tích hàng ba Đông Nam Á với nhiều chiếc huy chương và nhiều thành tích quý giá thì bóng đá hoàn thành chỉ tiêu nhưng lại đối diện với một kết cục cay đắng.

Với tôi vị trí thứ ba của thể thao Việt Nam tại SEA Games 23 giá trị hơn cả vị trí số 1 ở SEA Games 22 trên sân nhà. Đấy là những chiến thắng bởi mồ hôi, nước mắt và cả máu tại đấu trường khu vực mà chúng ta không có nhiều lợi thế.

Vị trí thứ nhì của bóng đá về mặt lý thuyết là vượt chỉ tiêu (vào bán kết, có huy chương) nhưng cái gốc của nó lại thật đáng sợ. Cái đáng sợ nằm ở chỗ cầu thủ được trang bị hành trang vào đời quá ít và hình như ở bóng đá chúng ta không có phương án bảo vệ người tài. Cái mất của bóng đá Việt Nam năm qua thật lớn. Mất về uy tín, mất về niềm tin và mất cả những giá trị thiêng liêng.

Tiếc là chúng ta hoàn toàn có thể ngăn được những cái mất ấy nếu 2,3 hoặc 5,7 năm trước những người có trách nhiệm dám nhìn thẳng vào sự thật và dám đối mặt với những vấn đề gai góc. Buồn với những thứ lệ làng đã tồn tại rất lâu trong bóng đá Việt Nam từ những quan chức sang đến lãnh đạo các đội và trọng tài, cầu thủ⬦

Năm mới với thể thao Việt Nam mong có nhiều cái được quý giá như vị trí thứ ba mà tôi trân trọng hơn vị trí vô địch hai năm trước. Mong đó không chỉ là sự đột biến mà là bước chạy đà cho Asiad và những giải quốc tế ngoài cái ao Đông Nam Á.

Năm mới cũng mong bóng đá Việt Nam đừng mất nữa. SMáu⬝ đã chảy quá nhiều và hy vọng có một biện pháp Scầm máu⬝ thật tốt, thật chuẩn từ những người có trách nhiệm thay vì cứ thấy đau đâu thì xịt thuốc giảm đau đến đấy.

Đã mất quá nhiều cho năm qua rồi trong đó cái mất lớn nhất là niềm tin. Xây dựng lại niềm tin bao giờ cũng khó nhưng nếu thực sự mỗi người có trách nhiệm với trái bóng đều góp tay xây trên cơ thể lành mạnh thì bóng đá Việt Nam sẽ đổi khác.

Lâu nay bóng đá Việt Nam không dám xóa đi làm lại như lời một vị lãnh đạo từng nói. Bây giờ thì chúng ta đang phải bắt đầu từ cái nền rỗng sau khi những giá trị ảo đã sụp đổ. Thà là bắt đầu từ cái nền rất thấp nhưng lành mạnh còn hơn là không dám đối đầu đầu khi đứng trên những giá trị ảo được tạm bợ qua mỗi nhiệm kỳ.

Nhà báo Vũ Công Lập: “”Ngày mai trời lại sáng…””

Sự việc gì cũng nên nhìn từ hai mặt .Thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Thắng lợi về Thể thao trong năm 2005 của chúng ta khá rõ. Thành công ở SEA Games là tuyệt vời và trên cả mong đợi. Cho dù một vài mặt còn có thể tốt hơn.

Người ta phân vân về bóng đá. ~ đây cũng có cái được và cái chưa được. Được: Về mặt đội tuyển, chúng ta đã chứng tỏ rằng chúng ta có đủ sức xây dựng một đội tuyển chơi khá tốt (LG cup, Argribank cup). Đội tuyển ấy có khả năng đua tranh trong khu vực. Kết quả này có thể xem là khá lạc quan. Chưa được: chúng ta chưa có khả năng giải quyết tình hình trong những trạng thái mang tính khủng hoảng. Chuyện xảy ra với U-23 VN, có thể thấy toàn BHL, ban tham mưu đã không quản lí được đội tuyển, khi có sự cố đã không xử lí được tình huống.

Cộng thêm vào các vụ liên quan đến trọng tài, bóng đá đang trong giai đoạn thử thách khắc nghiệt. Nhưng có thử thách mới nên người. Đáng mừng: Chúng ta có cơ hội, có khả năng vạch trần mọi khía cạnh của tiêu cực.

Giải bóng đá 2006 đã bắt đầu. Sân cỏ còn vắng vẻ. Nhưng đấy là những trận đấu trung thực. Chúng ta đã chê bóng đá nhiều, bây giờ nên chứng tỏ lòng yêu mên thực tình với bóng đá. Đến sân xem nhiều hơn và đông hơn, cổ vũ mạnh mẽ hơn cho những đội bóng, những cầu thủ đang tự mình đứng dậy.

Nếu như thế ngày mai trời lại sáng.

PV Đức Phong (báo Bóng đá): “”TTVN được vị nể hơn””


SEA Games 23 không hẳn đã phản ánh tất cả những chiến tích của TTVN. Song, thành tích hạng 3 trên đất bạn khẳng định sự tiến bộ về nhiều mặt. Đó không chỉ là thành tích được thể hiện mọt cách đơn thuần qua số lượng huy chương mà còn phải nhắc đến tầm quan trọng của những tấm huy chương ấy. Các nước trong khu vực buộc phải có một cái nhìn trân trọng và vị nể hơn ở các môn thể thao cơ bản của Olimpic như : Điền kinh, bơi lội…

Riêng về bóng đá, môn thể thao Vua, bản thân tôi sau khi nghe tin hàng loạt cầu thủ bị bắt, đã có cảm giác hụt hẫng. Đôi lúc trong tư cách của một phóng viên thể thao trong nước tôi đã rơi vào trạng thái chán nản và xem đấy như là tai nạn của chính mình. Bởi, dẫu vẫn nghe phong phanh từ trước, nhưng chính bản thân tôi cũng không muốn tin và không thể tin nổi những sự thật quá phũ phàng như thế.

Buồn cho lòng tin của mình và nhiều người đã bị đụng chạm. Tuy nhiên, tôi cũng tự an ủi rằng việc làm trong sạch hoá bóng đá nước nhà của các cơ quan có trách nhiệm đến thật đúng lúc.Nó trả lại những giá trị nguyên bản của thể thao là sự trung thực, trong sáng và cao thượng. Nó tiếp sức cho những người trung thực tiếp tục cống hiến và phát huy tài năng của mình.

Năm mới tôi mơ được nhìn thấy nhiều gương mặt rạng rỡ trên bục huy chương giống như của Trần Quang Hạ, Hiếu Ngân ngày nào ở đấu trường châu Á và thế giới. Riêng với bóng đá, có thể trong năm nay khoảng trống của những Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh…để lại thật khó lấp đầy ở tâm ĐTQG. Nhưng tôi vẫn tin vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Một khi ở những cấp sơ sở như CLB diệt trừ và xoá bỏ được tệ nạn tiêu cực thì chẳng lo gì đội tuyển sẽ lại hưng thịnh trong một ngày rất gần.

PV Trần Hải ( báo SGGP TT): Sau tất cả, BĐVN vẫn sống!

Giải VĐQG đang ngày càng nâng chất, Ảnh CTV

Bóng đá Việt Nam đã và đang trải qua “cơn đại hồng thuỷ tiêu cực”, nhưng chúng ta không phủ nhận môn thể thao Vua của Việt Nam đã thu được thành công rất đáng kể. Thứ nhất giải VĐQG V-League ngày càng được nâng lên về chất lượng cũng như số lượng các đội tham dự. Đó là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển của bóng đá nước nhà.

Thứ nhì Việt Nam với chiếc HCB là một thước đo chuẩn mực cho những tiến bộ của môn bóng đá nam. Sự trở lại của Afred Riedl một lần nữa khẳng định Việt Nam muốn thực hiện các kế hoạch dài hơi cho bóng đá. Người hâm mộ nói rằng, cần có một cuộc thanh trừng quyết liệt đối với tiêu cực, như thế để làm sạch nền bóng đá. Việt Nam sẵn sàng gầy dựng lại từ đầu với một tiêu chí hoàn toán đúng: Bóng đá sạch.

Bóng đá Việt Nam nói riêng và thể thao nước nhà nói chung trong năm 2005 mang lại nhiều cảm xúc thăng trầm, vui buồn lẫn lộn đối với PV viết thể thao. Tôi thất vọng khi những cầu thủ tài năng nhất của bóng đá Việt Nam trong thời điểm hiện tại lần lượt phải xộ khám trong những ngày giáp Tết. Chúng ta mất mát quá nhiều. Nhưng trong nỗi buồn đó tôi vẫn lạc quan, bởi sau tất cả, bóng đá Việt Nam vẫn sống.

PV Minh Huy (báo TTNN): BĐVN sẽ không còn là “”con cọp đang ngủ say””

Năm 2005 – năm của bóng đá nữ, Ảnh H.Xuân

SEA Games 23 thực sự đã làm người hâm mộ quên đi những mảng tối trong làng thể thao. Chiếc HCV bơi lội sau hơn 4 thập kỷ của Nguyễn Hữu Việt, chiếc huy chương của bóng chuyền nam Việt Nam… khiến chúng ta có sơ sở để tin rằng năm 2006 TTVN sẽ có thể vươn xa đến tầm ASIAD hoặc Olympic.

Riêng đối với bóng đá VN, quả thực năm 2005 là năm của những cô gái Vàng. Trong khi các tuyển thu nam U-23 kèn cựa chuyện tiền thưởng rồi tiêu cực, thì những cô gái đá bóng như Văn Thị Thanh, Kim Chi, Đào Thị Miện…vẫn miệt mài càu ải trên sân đấu để rồi xuất sắc bảo vệ ngôi hậu của mình ở đấu trường SEA Games, Trong khi đó chiếc HCB của đội tuyển U-23 dù được coi là vượt chỉ tiêu nhưng nó vẫn mang một màu ảm đạm. Bởi những đứa con cưng, nhưng tên tuổi cạo gội trong làng bóng đá nước nhà phải xộ khám vào những ngày cuối năm…

Cơn sóng thần tiêu cực đã và đang dần qua đi, V-League 2006 đang phải khắc phục những hậu quả để lại: Người hâm mộ không còn háo hức đến sân, Riedl lại phải bôn ba từ Bắc chí Nam để tìm những “viên gạch mới” thay thế… Thế nhưng, nỗi đau nào cũng sẽ qua, và tôi hay tất cả những người yêu bóng đá, yêu thể thao đều tin rằng năm 2006 “với một cơ thể khoẻ mạnh”, một nền bóng đá trong sạch, bóng đá VN sẽ không còn là “con cọp đang ngủ say” như lời của TTK AFC Velappan từng nhận định tại chương trình “Tầm nhìn châu Á” cách đây chưa lâu.

(Theo VietnamNet)