Sức hút của "sao"

Trừ một số địa chỉ có “truyền thống”, lượng khán giả tăng đột biến ở một số sân có thể nhìn nhận từ góc độ sức hút của “sao”.

Trừ một số địa chỉ có “truyền thống”, lượng khán giả tăng đột biến ở một số sân có thể nhìn nhận từ góc độ sức hút của “sao”.

Có thể lạc quan về lượng khán giả ở các sân bóng Việt Nam qua 2 vòng đấu của V.League và thậm chí cả ở cúp Quốc gia. Sân Thống Nhất là 1 minh chứng. Trước đây, cùng lắm mỗi trận đấu ở SVĐ của thành phố lớn nhất nước cũng chỉ đón khoảng 7.000-8.000 người. Nhưng trong trận đấu đầu tiên của CLB TP.HCM trên sân nhà ở lượt trận thứ hai, lượng khán giả đến sân đã đông gấp đôi con số trên. Hay như ở Pleiku. Sân nhà của HAGL tại một tỉnh lẻ (đang được xây dựng lại thành “Emirates” của HAGL trong tương lai) đã không thể “cáng” hết nhu cầu đến sân của NHM. Ngoài khoảng 5.000 người được vào sân, số còn lại đành phải “bám víu” vào những ngôi nhà cao tầng xung quanh. Người không may mắn thì đành quay về theo dõi qua truyền hình…

Ngoài hiệu ứng từ thành công của BĐVN ở khu vực năm 2008, có thể thấy một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là sức hút của các “ngôi sao”. Chẳng hạn lượng khán giả đến sân Thống Nhất tăng lên đột biến có nguyên nhân là sự hiện diện của Lee Nguyễn, cầu thủ gốc Việt đã được thẩm định năng lực ở những đội bóng thuộc dạng hàng đầu châu Âu. Hiển nhiên, khán giả phố Núi cũng không thể làm ngơ khi trong đội hình đội nhà có cầu thủ đạt đẳng cấp ở tầm châu Âu như Lee Nguyễn. Khiêm tốn hơn chút nữa là sự trở lại của Văn Quyến khiến cho CĐV SLNA nô nức đến sân theo dõi…

Image

Khán giả HAGL chen nhau đến sân cổ vũ đội nhà – Ảnh: Hạnh Phúc

Việc lượng khán giả tăng lên bởi sự xuất hiện của các cầu thủ có tiếng ấy đã có thể giúp cho những người làm bóng đá có cái nhìn đích thực và xác đáng hơn về cách đầu tư sao cho hiệu quả. Rõ ràng, để kích được Cầu ngày càng tăng cao thì Cung cần cũng phải đưa ra “sản phẩm” có chất lượng ngày càng cao hơn. Ở đây, những ngôi sao bóng đá đã được thẩm định về năng lực cũng như danh tiếng chứng tỏ sức hút của họ đối với NHM là rất lớn. Qua đó cũng cho thấy, nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp ở các giải trong nước với những cầu thủ có trình độ chuyên môn cao là có thực trong tâm tưởng của NHM Việt Nam.

Bây giờ, các CLB sẵn sàng chi hàng chục tỷ đồng để mua cầu thủ. Tuy nhiên, không ít trường hợp “ném tiền qua cửa sổ” khi khả năng chuyên môn của cầu thủ được mua về không tương xứng. Chỉ sau 1 mùa giải đã phải “tống khứ” cầu thủ ấy đi, dẫn đến sự lãng phí lớn. Thế nên, thay vì đầu tư dàn trải, các ông bầu đã “quý hồ tinh-bất quý hồ đa”. Sắm ít nhưng chất lượng, dành những suất còn lại theo điều lệ cho phép được đăng ký ở một mùa giải cho lực lượng trẻ để có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm và cọ xát. Như thế cũng có nghĩa, vừa nâng được “chất và tầm” của đội bóng, vừa có nguồn kế cận sẵn sàng một khi cần đến.

Trừ một số địa chỉ có “truyền thống”, lượng khán giả tăng đột biến ở một số sân có thể nhìn nhận từ góc độ sức hút của “sao”.Lâu nay, nhiều đội bóng luôn than vãn rằng nguồn thu chủ yếu của họ chỉ từ những bảng quảng cáo được đặt trên sân, còn tiền bán vé chẳng được bao nhiêu, bởi khán đài luôn trong cảnh đìu hiu. Nhưng, nếu mỗi trận đấu có chục ngàn khán giả đến sân theo dõi khi một “ngôi sao” hiện diện thì số tiền thu được không quá nhiều, nhưng cũng là một nguồn thu đáng kể, để “góp gió thành bão”.

Nguồn: Theo Báo Bóng Đá