Ông bầu bóng đá phong trào Hà Nội: Lấy cái nghề nuôi đam mê

Bóng đá phong trào Hà Nội có bao nhiêu ông bầu? Ai là ông bầu đầu tiên? Khó ai đoán chính xác nhưng từ lâu giới bóng đá phong trào (thường quen gọi là Sphủi⬝) đã Squen tai nhẵn mặt⬝ với ông bầu Hồng của đội Dilmah- đội bóng số 1 của…

27/08/2007 00:00:00

Bóng đá phong trào Hà Nội có bao nhiêu ông bầu? Ai là ông bầu đầu tiên? Khó ai đoán chính xác nhưng từ lâu giới bóng đá phong trào (thường quen gọi là Sphủi⬝) đã Squen tai nhẵn mặt⬝ với ông bầu Hồng của đội Dilmah- đội bóng số 1 của bóng đá phong trào Hà Nội từ sân 7 người đến 11 người.

Sau bầu Hồng là một loạt ông bầu khác, thuộc thế hệ 7X, điều kiện kinh tế khác nhau nhưng đều đam mê bóng đá, mang tiền nhà đi làm bóng đá phong trào. Trong số này có 3 cái tên xuất hiện đều đặn trong các giải của Hà Nội từ nhiều năm nay là Thái Khắc Thành, Trần Quốc Cường (Cường Shói⬝) và Vũ Đông Giang (Giang STân Cát Lợi⬝).

Trong 3 người trên, Khắc Thành và Giang STân Cát Lợi⬝ đều từng mài đũng quần trên giảng đường Đại học. Khắc Thành học ở ĐH Giao thông vận tải rồi sau đó là ĐH ngoại ngữ còn Đông Giang học ở ĐH Thương mại. ít tuổi nhất (sinh năm 1977) so với hai đàn anh (Khắc Thành sinh năm 1971, Quốc Cường sinh năm 1970) nhưng Vũ Đông Giang lại sớm theo con đường kinh doanh nhất. Mới học năm thứ 2, máu kinh doanh nổi lên, Giang đã mở cửa hàng in ấn. Lúc ấy, được vậy đã là oách so với chúng bạn. Cũng có giai đoạn như năm 2000-2001, công việc làm ăn không thuận lợi, Giang phải đôn đáo khắp nơi để lo cho cửa hàng không bị sập tiệm. Cũng may sau đấy, việc kinh doanh của Giang lại suôn sẻ để rồi anh chàng cựu sinh viên ĐH Thương mại dấn lên mở Cty Tân Cát Lợi chuyên in ấn, quảng cáo vào năm 2004. Công việc làm ăn cứ tằng tằng, đủ để Giang vừa lo chuyện nhà vừa giữ đội bóng Tân Cát Lợi của mình hoạt động đều đặn.
 
Gia cảnh của Khắc Thành (nhiều đàn anh trong giới bóng đá phong trào ở Hà Nội  còn gọi là Thành Scon⬝  vì dáng vóc nhỏ con) không hẳn thuận lợi để anh sớm theo nghề kinh doanh. Bố mẹ anh đều là công nhân, lo cho con chiếc xe đạp Thống Nhất để đi học ĐH đã là tốt lắm rồi. Được cái Thành học giỏi, thi tốt nghiệp cấp 2 từng đạt 39 điểm, nên cha mẹ cũng được nhờ. Học xong ĐH, Khắc Thành vẫn lóc cóc đạp xe tới các Cty để nộp hồ sơ xin việc. 13 năm trước, Thành thi đỗ vào văn phòng bán hàng một hãng xe tại Hà Nội và gần đây được cử làm Trưởng phòng đại diện của hãng. Đến khi có việc làm, anh mới chia tay chiếc xe đạp cà tàng của mình (sau này vì lý do Stế nhị⬝ chiếc xe đạp đó bị mất khiến anh tiếc hùi hụi vì muốn giữ lại để làm kỷ niệm). Bây giờ, đi đâu cũng để laptop ở cốp xe, quần áo chỉn chu, ít ai nhận ra được cậu cử nhân Khắc Thành mồ hôi mồ kê nhễ nhại đạp xe đi xin việc của hơn 13 năm trước.
 
Nhìn bầu Cường Shói⬝, người ta dễ nhớ lâu. Đầu lúc nào cũng trọc lốc, dáng lòng khòng cộng với cặp kính cận và bộ ria được tỉa tót khác hẳn vẻ tất tả của Giang STân Cát Lợi⬝ hay sự đủng đỉnh của ông bầu đội bóng S&C Khắc Thành. Bầu Cường chẳng ngày nào ngồi trên giảng đường Đại học nhưng không có nghĩa là không thích đọc mà trái lại. Nếu nói chuyện lâu lâu với bầu Cường, nhiều người bất ngờ vì lượng kiến thức của anh, tưởng như không thể có ở một ông chủ quán bia hơi, cho dù đấy là quán lớn ở Hà Nội. Anh thích đọc, có thể nói hàng giờ về triết học của cả phương Tây lẫn phương Đông, về Sâm dương ngũ hành⬝, về phong thủy, sự được mất trong đời người (anh vẫn tiếc là việc kinh doanh ảnh hưởng tới thời gian đọc của mình), làm thế nào để tìm được sự cân bằng trong cuộc sống. Chẳng biết mấy về nhạc lý nhưng ông bầu đội bóng SCường Quốc⬝ cũng có thể nói một cách say sưa về nhạc Jazz, về tính triết lý trong nhạc Trịnh Công Sơn, về việc tại sao nhạc của Lê Minh Sơn lại hay, tại sao Ngọc Khuê lại là người thể hiện tốt nhất cái hồn những ca khúc của Lê Minh Sơn. Có lẽ cái gien nghệ thuật trong anh cũng một phần do bố truyền cho bởi ông từng hoạt động trong ngành nghệ thuật.
 
 Thích sự tự do, phóng khoáng, độc lập trong cuộc sống (quá hợp với nhạc Jazz) nên khi tốt nghiệp PTTH, Cường đã chọn lối vào đời khác thay vì thi ĐH. Cái tính này cũng không hợp với môi trường cơ quan xí nghiệp nhà nước nên chỉ sau một thời gian làm ở Cty du lịch Hà Nội anh xin thôi, ra làm ngoài. Làm đủ nghề, cũng có lúc ăn nên làm ra, cũng có lúc bầm dập vì thất bại đến nỗi trắng tay, cuối cùng sau một thời gian phụ người anh bán quán bia hơi, Cường quyết định theo hướng này sau khi bán căn nhà tập thể được bố mẹ cho để làm vốn. Đến giờ Cường vẫn trụ lại ở nghề này, cửa hàng của anh cũng thuộc diện có thương hiệu ở Hà Nội.
 
Trong 3 người, Khắc Thành đá bóng hay hơn cả (từng tập ở đội 2 Thanh niên Hà Nội, Đường sắt Việt Nam) tiếp đó là Giang STân Cát Lợi⬝ còn bầu Cường lại chẳng biết điều khiển trái bóng thế nào cho hợp ý mình. Thế nhưng sự đam mê bóng đá của cả 3 lại như nhau, kể cả lúc công việc của họ không thuận buồm xuôi gió. Nghe họ nói về bóng đá dễ dàng cảm nhận được rằng bóng đá là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ (riêng bầu Cường còn Smạnh dạn⬝ đưa bóng đá ngang hàng với vợ (!) – không biết như thế có nên gọi là Sliều⬝ hay không?). Còn nữa
 
Theo Hà Nội Mới.O