Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2: Cần quan tâm hơn nữa đến việc Strang bị⬝ một bác sĩ cho CLB

27/02/2006 00:00:00
Trước kia, việc Strang bị⬝ bác sĩ theo đội bóng ở các CLB thường ít được quan tâm, thông thường chỉ là những săn sóc viên mà có khi họ là những cựu cầu thủ vốn quá quen thuộc với những trường hợp chấn thương trong bóng đá, đã được các đội bóng giữ lại để làm công việc này. Có đội thì mời một săn sóc viên có kinh nghiệm ở bên ngoài để tham gia công việc này, nhưng tay nghề của họ không cao, thường là những bác sĩ, y tá không chuyên ngành về chấn thương trong thể thao.
 
Các cầu thủ luôn đứng trước nguy cơ có thể bị chấn thương bất cứ lúc nào…

Kể từ khi bóng đá Việt Nam chuyển sang chuyên nghiệp, vấn đề tìm kiếm một bác sĩ thực thụ cho CLB đã được một số đội quan tâm, nhưng vẫn chỉ là số ít chứ chưa được nhân rộng. Có đội dù đã chơi chuyên nghiệp nhưng vẫn bị động ở khâu bác sĩ cho đội bóng và đã huy động cả tài xế của đội bóng để đem khăn lau, nước, bình xịt giảm đau⬦vào sân khi xảy ra một ca chấn thương trên sân. Hay một kế toán của đội bóng cũng kiêm nghiệm luôn vấn đề này, kể cả việc mát xa cho cầu thủ trước và sau mỗi trận đấu⬦

 
Đi đầu trong công việc trang bị bác sĩ cho đội bóng phải kể đến HAGL khi mời bác sĩ Đồng Xuân Lâm về phụ trách việc sức khỏe cho đội bóng. Bác sĩ Lâm còn chủ động cả việc đề nghi một chế độ dinh dưỡng trong tuần cho đội nhằm đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là khi bước vào mùa bóng. Trong mỗi lần xuất ngoại thi đấu, trong hành lý của đội còn có thêm một thùng khá nặng để chứa các loại thuốc, ống tiêm nhằm xử lý kịp thời các trường hợp bị bệnh, chấn thương của đội bóng. Hay ở đội NHĐÁ trước kia và TMN.CSG hiện nay cũng vậy, trong dải phòng nghỉ của đội, phòng của bác sĩ Vạn Minh Thành luôn đắt khách. Thuận lợi cho bác sĩ Thành là lãnh đạo đội bóng rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe cho cầu thủ nên những yêu cầu trang bị đều được đáp ứng.
 
Bác sĩ Đổng Xuân Lâm (phải) tại Hội thảo chuyên đề về chấn thương trong thể thao

Tại V.League 2006, số lượng CLB trang bị bác sĩ chuyên khoa cho đội bóng cũng không được nhiều, chủ yếu là phối hợp với viện khoa học TDTT (LG.HN.ACB, HP.HN), phối hợp với Trung tâm TDTTQG II ( GĐT.LA) ⬦Nguyên nhân của việc thuê hẳn một bác sĩ chuyên phụ trách chấn thương về cho CLB, đối với một đội bóng không hẳn là vấn đề khó khăn bởi họ đủ sức để trang bị những dụng cụ chuyên khoa nhằm bảo dưỡng sức khỏe cho các cầu thủ. Nhưng vì sao chưa có nhiều bác sĩ Schịu⬝ đi theo CLB? Bác sĩ Vạn Minh Thành tâm sự: STheo tôi thì ít có ai chịu đi làm việc này nhưng chúng tôi đâu, thông thường khi học ra trường thì ai cũng muốn đi làm ở những bệnh viện trung tâm, cơ sở y tế⬦còn đi theo một đội bóng thì cực và phải hi sinh nhiều lắm. Vấn đề hi sinh mà tôi muốn nói ở đây là mình ít có điều kiện để nâng cao tay nghề so với làm việc ở những bệnh viện. Nhưng riêng tôi thì đã chót⬦yêu rồi nên đã xác định đi theo CLB thôi. Hi vọng là các bác sĩ, y tá, săn sóc viên đang làm việc ở những CLB sẽ có thêm nhiều cơ hội để họp mặt, giao lưu nâng cao về tay nghề như Hội thảo về chấn thương thể thao mà Gạch Đồng Tâm đã làm hồi năm ngoái. Những hội thảo trên là rất bổ ích với chúng tôi⬝.

 
Bác sĩ Phan Vương Huy Đổng (Giảng viên Bộ môn Y học Thể thao Trung tâm Đào tạo cán bộ Y tế – Tổng thư ký Hội Y học TDTT TPHCM):
 
STôi mong ước sẽ có một hội Y học TDTT trong tương lai⬝.
 
Là một nhân vật khá quen thuộc với bóng đá Việt Nam trong thời gian qua ở lãnh vực phẫu thuật, điều trị các ca chấn thương trong thể thao, đặc biệt là bóng đá, Bác sĩ Phan Vương Huy Đổng nhận xét như sau: STrước đây, rất ít bác sĩ thực thụ về chữa trị chấn thương tham gia ở các đội bóng, đa phần là tay ngang và một số bác sĩ yêu nghề. Nhưng thời gian qua, tình hình này đã được cải thiện đáng kể với nhiều bác sĩ có chuyên môn tốt theo đội bóng. Trong tương lai, cần có những chuyên gia theo đúng nghĩa để cho các cầu thủ được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn.
 
Chấn thương thể thao trong nước hiện nay là rất nhiều, nhưng trong thời gian qua đã cớ một số giải pháp đưa cầu thủ của mình ra nước ngoài chữa trị. Phải nhìn nhận rằng mặt bằng cơ sở của nước ngoài có thể tốt hơn Việt Nam và họ được tiếp cận các phương pháp điều trị tốt ưu, nhất là các trang thiết bị  phục hồi sau khi mổ là khá  tốt, nhưng không thể vì thế mà chữa trị ở nước ngoài là hiệu quả bởi chi phí rất tốn kém, không thể cầu thủ nào cũng được ưu ái đưa đi nước ngoài chữa trị. Vả lại, các bác sĩ sẽ không thể theo dõi được quá trình tập luyện và hồi phục sau khi mổ do các cầu thủ trở về Việt Nam và các dụng cụ ở Việt Nam chưa có để các cầu thủ tập đúng bài bản. Nhưng không vì thế mà ngộ nhận phải chữa trị ở nước ngoài. Hiện nay, một số phương pháp Việt Nam đã ứng dụng đều được điều trị không thua kém gì nước ngoài.
 
Tôi mong ước có một Hội Y học thể thao Việt Nam để có thể chăm sóc sức khỏe cho người chơi thể thao nói chung và các VĐV nói riêng và các địa phương cũng nên xây dựng trung tâm để chăm sóc sức khỏe cho các VĐV của mình. Ngoài ra, cần xây dựng một Bệnh viện TDTT với một cơ chế thoáng để chúng ta có thể cạnh tranh với các bệnh viện nước ngoài.
 
Hiện tại, TPHCM đã có một khoa Y học thể thao bệnh viện 115 để chữa trị chấn thương không những cho người chơi thể thao trong thành phố và cả nước đã được sự ủng hộ của Ủy ban TDTT và Viện Y học thể thao Thành tích cao. Đây là sự kết hợp của bộ môn Y học thể thao của Trung tâm đào tạo cán bộ Y tế và các bác sĩ của Hội y học TPHCM⬝.
 
Theo SGGP