Chiều nay (15/7), TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và LĐBĐVN phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng mô hình CLB bóng đá trẻ, nằm trong chương trình phối hợp số 43- 2002 về “Phát triển bóng đá trẻ giai đoạn 2002-2005″…
Ảnh: Đức Cường
Căn cứ kế hoạch triển khai, từ năm 2002, TƯ Đoàn đã tổ chức tập huấn cho các đại biểu là cán bộ tỉnh thành, Đoàn và các cán bộ quản lý CLB về xây dựng và tổ chức hoạt động mô hình CLB Bóng đá trẻ. Đồng thời, TƯ Đoàn và LĐBĐVN đã hỗ trợ cho mỗi CLB 10 quả bóng Động Lực theo tiêu chuẩn Quốc gia, 30 bộ quần áo thi đấu và 4 triệu đồng làm quỹ sinh hoạt của CLB.
Ban Tư Tưởng VH-TƯ Đoàn đã phối hợp với các đơn vị chức năng của LĐBĐVN biên soạn các văn bản tài liệu nghiệp vụ cho hoạt động CLB về “Xây dựng và tổ chức hoạt động CLB Bóng đá trẻ”, giúp các cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm tổ chức hoạt động. TƯ Đoàn đã tổ chức cho các đại biểu tham quan, học tập mô hình đào tạo trẻ của CLB Thể Công.
Tại các địa phương, phong trào tập luyện và tổ chức thi đấu bóng đá luôn được các cập bộ Đoàn đặc biệt quan tâm. Mặc dù tham gia CLB chủ yếu với tinh thần tự nguyện, tự quản nhưng các thành viên đều tuân thủ nghiêm túc Quy chế hoạt động, tích cực tập luyện. Không chỉ đơn thuần là các hoạt động thể thao, hàng quý, năm, các CLB đều tổ chức thi đấu giao lưu với các đội bóng của các địa phương, đơn vị trên địa bàn, góp phàn quan trọng vào công tác đoàn kết, tập hợp thanh, thiếu niên và tạo không khí vui tươi trong cộng đồng.
Qua hơn 2 năm thực hiện chương trình phát triển Bóng đá trẻ, nhìn chung mô hình hoạt động rất hiệu quả đặc biệt là trong công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh thiếu nhi.
Thông qua các hoạt động, các CLB đã góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện thể thao, rèn luyện thân thể cho thanh thiếu nhi, góp phần phát hiện những tài năng trẻ cho địa phương và đất nước. Đặc biệt, CLB Phú Thọ có 2 cầu thủ được gọi vào đội tuyển của tỉnh và Đỗ Duy Anh được gọi vào ĐT U17 QG…
Giai đoạn 2 năm 2005, TƯ Đoàn và LĐBĐVN đã quyết định bổ sung danh sách các địa phương được đầu tư, nâng tổng số lên 15 CLB và NTĐ, đồng thời hỗ trợ mỗi đơn vị 40 bộ quần áo, 25 đôi giày đinh (vải), 2 bộ lưới, 15 quả bóng và 1 triệu đồng.
Mục tiêu của TƯ Đoàn và LĐBĐVN là cố gắng tìm nguồn tài trợ để tổ chức giải đấu cấp CLB.
Các CLB “Bóng đá trẻ” tại các địa phương được Trung ương Đoàn và các LĐBĐVN đầu tư giai đoạn 1: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Vình Phúc, Hải Dương, Bình Dương, Bình Định, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai.
Giai đoạn 2 bổ sung: Nhà thiếu nhi Ninh Bình, Thanh Hoá, NTN Thái Bình, Nhà VHTTN Nam Định, Thái Nguyên, NTN Bắc Ninh, Bắc Giang (01 CLB cấp huyện), NTN Bắc Giang.
Tạm dừng đầu tư 3 CLB tại: Cao Bằng, Bình Dương, Bình Định
Triển khai xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ
Sáng nay, Thường trực LĐBĐVN đã nghe báo cáo về công tác xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Cuộc họp đã thống nhất 2 vấn đề cần khẩn trương triển khai:
1/ Có công văn gửi lãnh đạo UBTDTT đề nghị ra quyết định thành lập Trung tâm bóng đá trẻ cũng như gửi công văn tới UBND thành phố Hà Nội xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Khu LHTTQG Mỹ Đình.
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục hành chính, LĐBĐVN sẽ báo cáo FIFA.
Theo quy định của FIFA, để được tham gia dự án Goal giai đoạn 2, LĐBĐVN phải đáp ứng được 3 điều kiện:
– Có quỹ đất (phải chứng minh được quyền sử dụng đất của LĐ).
– Nguồn vốn đối ứng (LĐ dự kiến huy động từ LĐ, các cá nhân, tập thể, các nhà tài trợ và có thể là cả sự hỗ trợ của Nhà nước).
– Phải có đề án xây dựng chi tiết (phải nói rõ tổng kinh phí xây dựng là bao nhiêu, trong đó LĐ tự lo được bao nhiêu kinh phí, cần FIFA hỗ trợ ngần nào⬦).
2/ Trình UBTDTT có quyết định thành lập Ban Dự án chương trình.
Theo thông báo của FIFA, đến tháng 9-2005, LĐBĐVN phải hoàn tất mọi thủ tục hành chính. Nếu được chấp thuận, LĐBĐVN có thể sẽ được FIFA hỗ trợ khoảng 500.000 USD để xây dựng trung tâm. Giai đoạn 2 của dự án Goal, FIFA xét tham dự cho 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao Nguyễn Danh Thái đã báo cáo trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 30/6/2005 về Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và thể dục thể thao.
Trong tương lai, cầu thủ Việt Nam sẽ không thua kém đối thủ về mặt hình thể nữa
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Chính phủ kết luận đánh giá cao về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình để Chính phủ sớm phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện.
Chương trình có mục tiêu tổng thể là: Cải thiện rõ rệt thể lực và tầm vóc của người Việt Nam trong 25 năm tới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ sở tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. ~ đây, ta cần nhìn nhận thể lực có quan hệ mật thiết với trí lực, tâm lực và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trí lực, tâm lực của con người. Với nhận thức này, trọng tâm của Chương trình là nâng cao thể lực, đồng thời cải thiện tầm vóc người Việt Nam qua một thế hệ.
Các mục tiêu cụ thể của Chương trình là:
– Mức trung bình về thể lực, đặc biệt là sức bền, sức mạnh của thanh niên 18 tuổi tới năm 2020, 2030 phải đạt mức trung bình của thế giới hoặc của Nhật Bản hiện nay (chạy 5 phút tính quãng đường, lực bóp tay, bật xa tại chỗ). Đây là mức phấn đấu rất khó, vì hiện nay sức bền, sức mạnh của thanh, thiếu niên Việt Nam vào loại rất kém so với thế giới hoặc Nhật Bản (thậm chí so với Singapore).
– Chiều cao thân thể trung bình của nam thanh niên 18 tuổi đạt 1m69 1m70, nữ thanh niên đạt 1m58 vào năm 2030.
Đối tượng thực hiện Chương trình là học sinh từ 6-18 tuổi, đặc biệt lứa tuổi vị thành niên. Khi thực hiện, chú trọng địa bàn nông thôn, miền núi. Thời gian thực hiện Chương trình là 25 năm, chia làm 2 giai đoạn:
– Từ năm 2005 đến 2010: Giai đoạn thí điểm giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao.
– Giai đoạn 2011-2020 và 2021-2030: Phổ cập rộng rãi và hoàn thiện trong các trường học, xã hội.
Chương trình này của Chính phủ cần có sự tham gia của toàn xã hội, các tỉnh, thành phố, đoàn thể chính trị, đặc biệt là Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Chương trình bao gồm 4 đề án lớn với các mục tiêu, nội dung và hệ thống giải pháp riêng cho từng đề án. Dưới đây, chỉ giới thiệu sơ bộ nội dung của từng đề án.
Đề án 1: Xúc tiến nghiên cứu cơ bản phục vụ nâng cao thể lực và tầm vóc con người.
1. Khảo sát yếu tố di truyền chi phối chiều cao đứng: Nhằm xác định mức độ chi phối của yếu tố di truyền trong quá trình hình thành tầm vóc thân thể của trẻ em và người trưởng thành của Việt Nam. Đối tượng điều tra khảo sát là các hộ gia đình từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành qua ba thế hệ theo các nhóm cha mẹ:
– Cao x cao
– Cao x bình thường
– Cao x thấp
– Thấp x thấp
– Thấp x bình thường
– Bình thường x bình thường
Ngoài các nhóm cặp vợ chồng nêu trên, cần quan sát nhóm trẻ sinh đôi của một số cặp vợ chồng để xác định hệ số di truyền. Ngoài khảo sát các yếu tố di truyền ảnh hưởng tới tầm vóc thân thể, cần tiến hành nghiên cứu bổ sung phương pháp dự báo sự phát triển chiều cao thân thể đạt mức độ chính xác cao hơn.
2. Điều tra tần số bệnh tật gây bất thường về tầm vóc thân thể và thử nghiệm một số biện pháp can thiệp.
Cần xác định tần số một số bệnh gây hiện tượng lùn hoặc cao bất thường, xác định nguyên nhân và thử nghiệm một số biện pháp can thiệp.
3. Khảo sát các yếu tố truyền chi phối năng lực sức bền chung ở người Việt Nam và xác định một số biện pháp nâng cao năng lực sức bền chung.
Nhiều yếu tố di truyền ảnh hưởng sức bền chung của con người cần tiến hành khảo sát ở trẻ em từ 10-12 tuổi đối với nữ và 13-15 tuổi đối với nam, có tiến hành so sánh với vận động viên. Từ cơ sở khoa học này, xác định một số biện pháp có thể áp dụng đại trà để giúp cho thanh thiếu niên nâng câo năng lực sức bền chung.
Đề án 2: Tiến hành chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh từ 6 – 18 tuổi.
1. Khảo sát thực trạng dinh dưỡng và nghiên cứu thực đơn dinh dưỡng hàng ngày hợp lý cho đối tượng học sinh tiểu học, trung học cơ sở, đầu cấp trung học phổ thông. Nội dung này được thực hiện cho từng giai đoạn năm 2005 2010, 2011 2020, 2021 2030.
2. Tiến hành thí điểm đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao từ năm 2005 2010 đối với 3.750 học sinh tiểu học (15 trường), 29.250 học sinh trung học cơ sở và đầu cấp trung học phổ thông (117 trường). Trong đó, nội dung thí điểm về dinh dưỡng ứng dụng cho mỗi học sinh trong 2 năm bao gồm:
-Tổ chức hướng dẫn, theo dõi thực đơn các bữa ăn gia đình học sinh. Các gia đình tự lo chi phí các bữa ăn.
-Bổ sung khẩu phần dinh dưỡng vào giờ nghỉ giữa buổi học cho học sinh với mức 5000đ/người/ngày.
3. Tổ chức hướng dẫn theo dõi thực đơn dinh dưỡng hợp lý và mở đại trà cho học sinh, các gia đình học sinh trong các giai đoạn từ năm 2011 2020 và từ năm 2021 2030.
4. Tổ chức đánh giá hiệu quả dinh dưỡng đối với học sinh vào cuối từng giai đoạn (các năm 2010, 2020, 2030)
Đề án 3: Phát triển thể dục thể thao trường học góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc cho học sinh từ 6 – 18 tuổi.
1. Khảo sát thực trạng thể dục thể thao trường học. Nội dung này được thực hiện định kỳ vào đầu các giai đoạn từ năm 2005 2010, 2011 2020, 2021 2030.
2. Tiến hành thí điểm đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao từ năm 2005 2010 như đã nêu tại đề án 2. Trong đó, nội dung thí điểm về thể dục thể thao là xây dựng các mô hình chuẩn về thể dục thể thao trường học bao gồm các nội dung hoạt động:
-Bổ sung một số bài tập có tác dụng hỗ trợ phát triển chiều cao thân thể vào các giờ dạy thể dục thể thao nội khoá.
-Mở các lớp thể thao nghiệp dư trong trường học hoặc tại địa điểm lân cận với các môn thể thao được học sinh ưa thích.
-Khuyến khích các hình thức tập luyện đi bộ, chạy, leo núi, thể dục nhịp điệu, Sport Aerobic, các bài thể dục vận động kéo dãn cơ thể.
-Tổ chức các hình thức thi đấu thể dục thể thao trường học một các thích hợp.
3. Đảm bảo cơ sở vật chất thể dục thể thao tối thiểu cho các trường học thí điểm góp phần tiêu chuẩn hoá cơ sở vật chất thể dục thể thao trường học mở rộng nhiều trường sau này:
+ 132 sân tập đa năng
+ 50 nhà tập
+ 40 bể bơi
4. Từng bước mở rộng các mô hình chuẩn về thể dục thể thao trường học, tăng cường cơ sở vật chất, giáo viên thể dục thể thao ở các giai đoạn tiếp theo từ năm 2011 2020, 2021 2030.
5. Tổ chức đánh giá hiệu quả về thể dục thể thao đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc cơ thể học sinh vào cuối từng giai đoạn (các năm 2010, 2020, 2030)
Đề án 4: Giáo dục và tuyên truyền về nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam
Nội dung giáo dục và tuyên truyền về dinh dưỡng và thể dục thể thao được triển khai ngay trong giai đoạn thí điểm từ năm 2005 2010 và càng mở rộng trong các giai đoạn tiếp theo.
1. Đối với trường học: Đưa kiến thức giáo dục dinh dưỡng vào trường học ở mức độ thích hợp. Kết hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, thể dục thể thao vào trong sinh hoạt Đoàn, Đội.
2. Đối với gia đình: Tổ chức đưa thông tin hướng dẫn, giáo dục về dinh dưỡng và thể dục thể thao đến từng gia đình thông qua tổ chức dân cư, tổ chức cơ sở của Hội Nông dân. Kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn các gia đình nông thôn, miền núi tổ chức kinh tế gia đình tự cung cấp thức ăn đủ chất dinh dưỡng theo quy định.
3. Đối với xã hội: Thành lập một số trung tâm dự báo về phát triển chiều cao thân thể và hướng dẫn dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao cho thanh thiếu niên, nhi đồng.
Kinh phí thực hiện chương trình theo hướng xã hội hoá, có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Giai đoạn thí điểm từ năm 2005 2010 kinh phí ước tính như dự toán ban đầu khoảng 637 tỷ đồng.
Chương trình nâng cao thể và tầm vóc người Việt Nam sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển bóng đá trường học, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu bóng đá trong học sinh. Đề án phát triển bóng đá trường học nằm trong chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam tới năm 2020 liên quan chặt chẽ với Chương trình này.
GS Dương Nghiệp Chí (Viện trưởng Viện KH TDTT)
Cúp C1 Đông Nam Á: Đông Timor thế chỗ Indonesia tại bảng A
8 CLB đăng quang tại các giải VĐQG trong khu vực mùa giải 2004 sẽ bắt đầu so tài từ ngày 22/07 đến ngày 31/07 tại Brunei để tìm ra đội bóng mạnh nhất tại Đông Nam Á.
Các trận đấu sẽ diễn ra trên SVĐ Hassanal Bolkiah (Brunei). 8 đội bóng được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 4 đội, đá vòng tròn một lượt tính điểm chọn 2 độinhất nhì mỗi bảng vào bán kết.
HA.GL (áo sáng) sẽ đại diện Việt Nam tham dự cúp C1 Đông Nam Á tại Brunei
Theo kết quả bốc thăm tại cuộc họp của LĐBĐ Đông Nam Á ngày 5-6 vừa qua, đại diện của Việt Nam là HAGL nằm tại bảng A cùng với CLB Pahang (Malaysia), CLB Vô địch của Indonesia và Nagacorp FC (Campuchia). Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí ngày hôm nay (4-7), trên website của AFC đã thông báo những điều chỉnh về đối tượng tham dự Cúp C1 ĐNA, bảng A. Theo đó, bảng A gồm các CLB: HAGL (Việt Nam), Pahang (Malaysia), Nagacorp FC (Campuchia) và Zebra FC (Đông Timor). Đại diện Indonesia đã rút lui. Như vậy, xét về tương quan lực lượng, hai vé vào Bán kết khó có thể lọt khỏi tay HAGL và Pahang, đối thủ lớn nhất của HAGL tại vòng bảng. Trong cuộc đối đầu trực tiếp, đội nào chiến thắng, đội đó sẽ giành ngôi đầu bảng bởi Zebra FC và Nagacorp FC khó có thể tạo ra bất ngờ tại giải đấu này.
Tại bảng B, ĐKVĐ giải Brunei League là DPMM FC sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi trở thành mục tiêu kiếm điểm của Tobacco FC (Thái Lan), Fiance & Revenue (Myanmar) và Tampines Roves (Singapore)- đội bóng đã lọt vào tứ kết AFC Cup mùa giải 2005.
Các trận đấu bán kết, chung kết đều diễn ra tại Brunei, không áp dụng thể thức sân nhà sân khách như dự kiến.
Mức thưởng dành cho đội vô địch là 20.000 USD, trong khi đó đội xếp thứ hai được 10.000 USD và hai đội thất bại tại vòng bán kết sẽ đồng hạng Ba và nhận được 5.000 USD mỗi đội.
Giải vô địch các CLB Đông Nam Á 2005
Bảng A
Bảng B
Zebra FC (Đông Timor)
Tampines R.FC (Singapore)
Nagacorp FC (Campuchia)
Finance & Revenue (Myanmar)
Pahang FA (Malaysia)
Tobacco FC (Thái Lan)
HAGL (Việt Nam)
DPMM FC (Brunei)
Lịch thi đấu
Ngày
MS trận
Bảng
Cặp đấu
Thời gian
22/07
1
2
A
Zebra FC – Nagacorp FC
Pahang FA – HAGL
20h00
22h00
23/07
3
4
B
Tampines R.FC – Finance & Revenue
Tobacco FC – DPMM FC
20h00
22h00
24/07
5
6
A
Nagacorp FC – HAGL
Pahang FA – Zebra FC
20h00
22h00
25/07
7
8
B
Finance & Revenue – DPMM FC
Tobacco FC – Tampines R.FC
20h00
22h00
26/07
9
10
A
HAGL – Zebra FC
Nagacorp FC – Pahang FA
20h00
22h00
27/07
11
12
B
DPMM FC – Tampines R.FC
Finance & Revenue – Tobacco FC
20h00
22h00
28/07
Nghỉ
19/07
13
14
Bán kết 1
Bán kết 2
Nhất bảng A – Nhì bảng B
Nhất bảng B – Nhì bảng A
20h00
22h00
30/07
Nghỉ
31/07
17
Chung kết
Thắng Bán kết 1- Thắng Bán kết 2
20h00
*Ghi chú: – Thời gian bắt đầu các trận đấu được tính theo giờ của Brunei
– Các trận đấu đều diễn ra trên SVĐ Hassanal Bolkiah
Với thành tích thi đấu xuất sắc tại các trận đấu VL World Cup 2022 diễn ra thời gian vừa qua của đội tuyển Việt Nam cũng như màn trình diễn ấn tượng của đội tuyển U22 Việt Nam tại trận đấu giao hữu quốc tế với ĐT U22 UAE, LĐBĐVN đã nhận được đề nghị của một số đơn vị về việc tặng thưởng cho các đội tuyển và cá nhân. Danh sách tặng thưởng cụ thể như sau:
Sau cuộc họp kéo dài cả ngày tại trụ sở AFC, đoàn cán bộ cấp cao của LĐBĐVN do Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ dẫn đầu đã có buổi làm việc cuối cùng với AFC xoay quanh dự án STầm nhìn Việt Nam”
“…AFC cam kết sẽ hỗ trợ cho tất cả các hoạt động phát triển bóng đá của Việt Nam⬝, Chủ tịch AFC Bin Hamman nhấn mạnh như vậy trong cuộc Hội thảo STầm nhìn Việt Nam⬝ ngày hôm nay.
Sáng nay, lãnh đạo VFF đã có buổi làm việc với Cty Yamaha Motor tại Việt Nam về kế hoạch đưa cầu thủ trẻ Việt Nam sang đào tạo tại CLB Jubilo Iwata (Nhật Bản)
Sáng nay, Thường trực LĐBĐVN đã nghe báo cáo về công tác xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Cuộc họp đã thống nhất 2 vấn đề cần khẩn trương triển khai:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao Nguyễn Danh Thái đã báo cáo trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 30/6/2005 về Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp…
8 CLB đăng quang tại các giải VĐQG trong khu vực mùa giải 2004 sẽ bắt đầu so tài từ ngày 22/07 đến ngày 31/07 tại Brunei để tìm ra đội bóng mạnh nhất tại Đông Nam Á.
Sáng nay (23/9), tại trụ sở LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã diễn ra buổi họp báo chính thức công bố Kao Việt Nam là Nhà tài trợ cho ĐTQG nam Việt Nam, ĐTQG nữ Việt Nam và ĐTQG U-23/ Olympic Quốc gia.
Hôm qua (17/9), Chủ tịch Ủy ban thi đấu AFC Trần Quốc Tuấn đã chủ trì cuộc họp đầu tiên giai đoạn 2019- 2023 của Ủy ban thi đấu AFC xung quanh kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
Chiều 30/7, tại SVĐ Bà Rịa, Tập đoàn BMG Sports phối hợp với CLB Bóng đá Juventus ra mắt Học viện Bóng đá Juventus Việt Nam và chính thức khai giảng lớp bóng đá năng khiếu tuyển chọn khóa 1.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh và HLV trưởng Park Hang-seo cho biết, cánh cửa của ĐTQG luôn rộng mở để chào đón các cầu thủ Việt kiều thực sự có tài năng và khát khao cống hiến cho màu áo quê hương.
Tại Gala công bố và trao các giải thưởng năm 2016 của LĐBĐ Đông Nam Á diễn ra ở Bali (Indonesia) tối nay (23/9), bóng đá Việt Nam đã vinh dự 5 lần được xướng tên với 5 giải thưởng quan trọng, trong đó đang chú ý là Giải thưởng Liên đoàn bóng đá xuất sắc nhất năm dành cho VFF.
Chiều ngày 23/7, tại trụ sở LĐBĐ Việt Nam (VFF), VFF và Công ty Cổ phần Yanmar tổ chức Lễ ký kết Nhà tài trợ chính cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Nhà tài trợ
® Ghi rõ nguồn vff.org.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ từ website này.
Liên hệ với chúng tôi: Trưởng ban biên tập: Nguyễn Thu Hà. Phó ban biên tập: Hà Nhật Đoàn.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới, VFF không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.
Địa chỉ: Đường Lê Quang Đạo – Phường Phú Đô – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội. Điện thoại: +84.4.22425998 Fax: +84.4.38233119.