Gặp lại người ghi ""bàn thắng vàng"" vào lưới Myanmar

Cái tên Trần Minh Chiến sẽ còn mãi được nhắc đến khi anh chính là người hùng đưa tuyển VN vào chung kết bóng đá SEA Games 18 bằng ""bàn thắng vàng"" vào lưới Myanmar…

Cái tên Trần Minh Chiến sẽ còn mãi được nhắc đến khi anh chính là người hùng đưa tuyển VN vào chung kết bóng đá SEA Games 18 bằng “”bàn thắng vàng”” vào lưới Myanmar…

10 năm trôi qua, vẻ ngoài của Trần Minh Chiến đã khác xưa nhiều, mập hơn, đen hơn nhưng nụ cười thì vẫn thế, rạng rỡ và thân thiện. Câu chuyện giữa chúng tôi, dù mới đầu chẳng đả động gì đến bóng đá nhưng rồi “”sân cỏ”” lại cuốn Chiến vào lúc nào không hay. Anh nói về loạt trận Champions League mới nhất, về CLB Bóng đá TP.HCM, nơi anh đang huấn luyện và về cuộc đối đầu của U-23 VN với Myanmar chiều nay…

Minh Chiến (hàng sau cùng bên trái) trong trận cầu chia tay Thế hệ vàng

Tròn 1 thập niên, dù chỉ là khoảnh khắc lóe sáng, nhưng mỗi khi có dịp nhắc lại, Trần Minh Chiến vẫn đau đau nhớ cái ngày hôm ấy, để rồi sau niềm xúc cảm, anh lại ngấm nỗi đau của một kẻ mà Chiến tự cho là “tử vì nghiệp”. 21 tuổi, đang thời kỳ đỉnh cao nhưng một chấn thương đầu gối đã kéo Chiến ra ngoài cuộc chơi sân cỏ… Cả làng bóng VN tiếc cho một tài năng hiếm có vụt tắt sớm.

Anh tâm sự: “Khi đó, đau lắm, buồn nhiều lắm nhưng không khóc được, đến giờ mình cũng không hiểu sao nữa. Có thể còn trẻ nên chưa thấm được, nhưng đến bây giờ đôi khi nhìn lại và so sánh dù biết rất khập khiễng cũng thấy tiếc. Tiếc vì ngày xưa mình cũng chủ quan. Vả lại ngày đó các đội bóng làm gì có bác sỹ đàng hoàng như bây giờ, cầu thủ toàn tự chữa trị. Đau chỗ nào thì chườm đá, rồi nước nóng, muối hột đắp vô chứ nào biết chấn thương mình nặng nhẹ thế nào. Giá mà ngày ấy như bây giờ thì…”.

Bỏ lửng câu nói ở đó, và tôi biết Chiến buồn lắm khi mà những đồng đội cũ bây giờ, thậm chí có người vẫn còn cống hiến thì anh thì đã phải chia tay sớm với niềm đam mê, mà anh tự nhận “ngoài đá bóng ra thì chẳng biết làm gì”.

Qua thật, đúng ra thì Chiến đã theo nghiệp cha, gắn bó với bóng chuyền. Nhưng anh lại mê sân cỏ hơn. Thế là, 14 tuổi ghi danh vào lớp Năng khiếu bóng đá (đáng ra phải 16 tuổi). 20 tuổi đã lên tuyển. Anh kể: “”Ngày đó, đi đá bóng làm gì có tiền. Kết thúc mỗi mùa giải, trừ hết tiền ăn, tập, rồi mua đồ… thì số tiền dư chỉ đủ mua 5 phân vàng để dành. Thế nhưng chưa kịp cống hiến hết khả năng thì chấn thương, rồi giải nghệ…””.

Trong khoảng thời gian chơi bóng ít ỏi, Chiến bảo, anh chỉ khóc đúng 1 lần. Đó là khi tuyển VN đấu tập nội bộ trên sân Thống Nhất, chuẩn bị đi dự Tiger cup lần đầu tiên tại Singapore. Trong một đường tấn công, Chiến đối mặt với Hữu Thắng, biết  đồng đội vẫn còn chấn thương, Hữu Thắng dừng lại, nhường cho qua người và sút. Nhưng pha sút bóng đó lại mất chân trụ, Chiến ngã quỵ xuống…

Bộ tứ tấn công của Thế hệ vàng: Minh Chiến (ngồi bìa trái), Văn Sỹ Hùng, Quốc Cường (đứng bên trái) và Huỳnh Đức.

Anh biết chắc mình không thể làm bạn với sân cỏ nữa, và khi ra ngoài, Chiến đã khóc ngon lành trước rất đông khán giả trên sân. Khóc bởi vì đau, vì niềm đam mê đã bị vỡ nát như chấn thương đầu gối mà đến giờ mỗi khi vận động mạnh vẫn còn đau…

Cứ thế, quá khứ ùa về trong ký ức của HLV Trần Minh Chiến hôm nay. Anh còn nhớ, trước trận bán kết gặp Myanmar, Chiến đã bị đau, HLV phó lúc đó là Dương Vũ Lâm đã phải đưa ra ngoài gặp bác sỹ ở Thái Lan để chẩn đoán, và tiêm thuốc giảm đau. Nhưng do thuốc giảm đau đều có chất kích thích nên đành thôi.

HLV Weigang không dám mạo hiểm đưa Chiến vào trận ngay từ đầu. Trận đấu đó, tuyển VN bỏ lỡ khá nhiều cơ hội. Ngồi ngoài sân mà thấy bứt rứt, khó chịu, Chiến nghĩ nếu cơ hội đó dành cho mình thì sẽ khác. Gần hết trận, ông Weigang quay sang hỏi: “Đá được không?”, chẳng đợi hỏi lần 2, Chiến gật…

Thế là vào sân, và bàn thắng đã được ghi… Cho đến bây giờ, chẳng ai có thể quên, không phải bởi truyền hình chiếu đi chiếu lại suốt mấy năm trời, mà bởi nó quá đẹp, quá xuất thần trong hoàn cảnh cái chân đang bị đau như thế. Và trên hết, bàn thắng đó đến giờ nhiều người vẫn đánh giá là bàn quyết định “”đưa bóng đá Việt Nam hội nhập lại với đấu trường khu vực”. Người ngoài đánh giá to tát là vậy, nhưng Chiến tự đánh giá về bàn thắng đó thì nhờ “”may mắn là nhiều!”.

Trở về với trận đấu chiều nay (24/11), người đã ghi “”bàn thắng vàng”” vào lưới Myanmar 10 năm trước bảo: “”Quan trọng là các em phải giữ cái đầu tỉnh táo, đừng quấn vào lối chơi quyết liệt đến mức thô bạo của đối phương. Phải có được cái đầu lạnh trước lối chơi phản bóng đá của đối thủ thì chiến thắng là điều hiển nhiên….””.

10 năm trôi qua, bây giờ Chiến đã có gia đình hạnh phúc, 1 cậu con trai kháu khỉnh,và làm công tác huấn luyện tại CLB BĐ TP.HCM. Anh bảo thế cũng là tạm ổn. Chỉ có điều tôi biết, Chiến vẫn buồn, vẫn rất buồn vì một cuộc đời bóng đá ngắn ngủi đó, nhưng hy vọng những khởi đầu khá suôn sẻ như đời cầu thủ của Chiến trên băng ghế huấn luyện sẽ không gặp trắc trở nữa, bởi không sẽ bất công lắm…

(Theo Thethaovietnamnet)

NHÀ TÀI TRỢ ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA VIỆT NAM