Công văn của Bộ VH-TT-DL về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các giải bóng đá

30/07/2009 00:00:00

Hôm nay (30/7/2009), Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có công văn số 2482 gửi đến: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành; Cục Quân huấn, Bộ Quốc phòng; Liên đoàn bóng đá Việt Nam đề nghị tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo giải bóng đá VĐQG và hạng Nhất QG 2009. Toàn văn nội dung công văn như sau:

“Giải Vô địch bóng đá quốc gia v
à Giải bóng đá hạng nhất quốc gia năm 2009 đang diễn ra sôi động, thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng hâm mộ bóng đá trên cả nước. Các đội bóng tham dự Giải đã thể hiện quyết tâm thi đấu cao, cống hiến nhiều trận đấu sôi nổi và hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ tinh thần của người hâm mộ bóng đá nước nhà.

Hiện nay, chỉ còn 4 lượt trận đấu nữa là kết thúc 26 vòng đấu của Giải. Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến thứ hạng của các đội bóng, xác định đội lên hạng, xuống hạng và có đua tranh quyết liệt giữa các đội bóng.


Cùng với tính chất quyết
định của một số trận đấu giữa các đội bóng có tranh chấp về thứ hạng, nguy cơ về việc mất an ninh an toàn của trận đấu tăng cao, các biểu hiện tiêu cực dễ có điều kiện nảy sinh, do áp lực thành tích dẫn đến gây áp lực cho công tác trọng tài, cho công tác tổ chức; đã xảy ra tình trạng đội bóng không tôn trọng quyết định của trọng tài, bỏ cuộc, khán giả gây rối tạo áp lực, uy hiếp tinh thần đội khách khi đến địa phương mình thi đấu, gây ra tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn trong hoạt động Bóng đá ở một số trận đấu, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của bóng đá Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập.

Trước tình hình trên, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục quân huấn, Bộ Quốc phòng, Liên đoàn bóng đá Việt Nam tăng cường chỉ đạo các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phòng Thể dục thể thao Quân đội, các Ban Tổ chức giải bóng đá vô địch và hạng nhất, các câu lạc bộ tham dự Giải thực hiện các công việc sau:


1/ Tăng cường chỉ đạo Ban tổ chức trận đấu phối hợp với các ban ng
ành thuộc địa phương, đặc biệt với lực lượng Công an nhằm chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, lập kế hoạch ứng phó khi có sự cố về mất an ninh, an toàn của trận đấu, đảm bảo cho các vòng đấu cuối của Giải được diễn ra tốt đẹp, đạt được mục đích của công tác tổ chức Giải; chỉ đạo các Câu lạc bộ tham dự Giải kiên quyết phòng chống các biểu hiện tiêu cực, bạo lực trong các trận đấu đặc biệt ở thời điểm những vòng đấu cuối; nêu cao tinh thần thi đấu cao thượng và trung thực trong thể thao; tuyệt đối chấp hành các quy định của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp; nâng cao nhận thức về trách nhiệm của Lãnh đạo, Ban huấn luyện, cầu thủ của các câu lạc bộ đối với sự nghiệp phát triển bóng đá Việt Nam.


2/ Yêu cầu Trưởng
đoàn hoặc Lãnh đội phải nghiên cứu và nắm vững các quy định của bóng đá chuyên nghiệp, không được tự ý quyết định để đội bóng bỏ thi đấu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho phong trào bóng đá địa phương.


3/ Liên
đoàn bóng đá Việt Nam, Ban tổ chức các Giải Vô địch quốc gia tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công An, Ban Tổ chức trận đấu, các Câu lạc bộ để tổ chức các trận đấu đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, đảm bảo an ninh, an toàn; chủ động phối hợp phòng ngừa và xử lý kịp thời các sự cố gây mất an ninh, an toàn; kiên quyết xử lý các hành vi thi đấu tiêu cực, thiếu tôn trọng khán giả của các đội bóng trên cơ sở các Quy chế hiện hành của Liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu các Lãnh đạo các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn bóng đá Việt Nam nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện các biện pháp tối đa, hiệu quả để đảm bảo sự thành công của Giải, đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu trong công tác tổ chức thi đấu thể thao, phát triển phong trào bóng đá của địa phương, cả nước theo đúng định hướng của ngành”.