Chấn thương

Việc đưa tin và truyền hình ảnh rộng rãi trên toàn cầu về các trận bóng đá thường làm cho khán giả bị xúc động mạnh trước các chấn thương của các cầu thủ. Thậm chí một cái nhăn mặt đau đớn của một cầu thủ vô địch bị thương…

Việc đưa tin và truyền hình ảnh rộng rãi trên toàn cầu về các trận bóng đá thường làm cho khán giả bị xúc động mạnh trước các chấn thương của các cầu thủ. Thậm chí một cái nhăn mặt đau đớn của một cầu thủ vô địch bị thương cũng có thể trở thành một huyền thoại.
 
Một cầu thủ đau đớn sau khi gặp phải chấn thương
 
Các ống kính lại thường quay cận cảnh những pha bóng thô bạo, những cú ngã, những qủa đánh đầu không đúng lúc. Chẳng những thế, những cảnh đó lại thường được nhấn mạnh thêm bằng các pha quay chậm để chiều lòng hiếu kỳ của khán giả. Schumacher va chạm với Battiston tại Séville năm 1982, Just Fontaine đã phải ngừng chơi 27 năm trời vì hai lần gãy chân, Pumpido – thủ môn Achentina  đã quỵ ngã ngay trước ống kình truyền hình trong Cúp thế giới năm 1990⬦
 
Tất cả những hình ảnh kể trên là một phần của Skịch bản sân khấu⬝ nhằm tạo ra ý niệm bóng đá là một trò chơi nguy hiểm. Nhưng thực ra, các thống kê đã chỉ ra rằng bóng đá không thật sự quá nguy hiểm như mọi người nghĩ.
 
Một nghiên cứu do Tiệp Khắc thực hiện trong những năm 80 đã cho thấy bóng đá có tỷ lệ tai nạn là 1,5%  thua xa các môn quyền Anh (5,3%), bóng bầu dục (5,09%), khúc côn cầu trên băng (5.08%), bóng ném (2,42%), xe trượt (2,02%) và chỉ đứng trên bóng rổ (1,41%).
 
Bóng đá là một môn thể thao va chạm và vận động. Những cố gắng để giữ bóng, sút bóng và để chạy đều rất mạnh mẽ và thường được thực hiện trong tình huống tranh chấp với các cầu thủ đối phương. Những nơi thường bị chấn thương trước hết là các phần dưới: chấn thương đầu gối, mắt cá chân, đùi chiếm 20%. Đối với các cầu thủ, đầu gối là một bộ phận rất dễ bị tổn thương. Trong tư thế luôn gập lại, đây là một bộ phận thường nhô ra trước nhiều nhất của cơ thể và vì vậy nó phải hứng chịu những va chạm khi sút bóng, dẫn bóng hay khi tranh bóng. Các chấn thương đối với dây chằng đầu gối có thể rất nghiêm trọng và cần phải được phẫu thuật. Rất hiếm cầu thủ nào trong suốt sự nghiệp của mình lại không phải chịu các phẫu thuật tương tự.
 
Một pha va chạm thường gây ấn tượng mạnh và bị lên án khi nó xuất phát từ ý đồ muốn làm hại đối phương. Nhưng may thay, những trường hợp xấu này  chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các chấn thương: 13% do các chấn thương do đụng giập, 5% các trường hợp bị gẫy xương. Trong khi đó những chấn thương ngẫu nhiên dẫn đến tổn thương vùng gân, cơ và khớp lại chiếm số đông. 29% những chấn thương được chữa trị là bong gân vùng mắt cá chân hay đầu gối, 28% là các chấn thương vùng cơ và 14% là chấn thương vùng khớp. Vùng xương mu cũng phải chịu những tác động mạnh. Đây là nơi tập trung các khối cơ (cơ khép của đùi và cơ bụng) giữ một vai trò quan trọng trong thực hành bóng đá.
 
Trong những năm 70 và 80, thời kỳ mà khối lượng luyện tập gia tăng rõ rệt, rất nhiều cầu thủ, có lẽ không được chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu sự nghiệp, đã bị viêm các gân bám vào vùng xương mu và buộc phải nghỉ thi đấu trong một thời gian dài, thậm chí phải phẫu thuật.
 
Ngày nay, đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong chế độ tập luyện và phòng ngừa chấn thương, chủ yếu là do việc rèn luyện thể lực đã được chú trọng hơn. Đối với những loại chấn thương này, cầu thủ không phải mổ như cách đây khoảng 15 năm. Nếu không tính tới những chấn thương do tai nạn sân cỏ thì những chấn thương thường xảy ra nhất là do sự mệt mỏi về cơ bắp gây ra, do việc luyện tập quá tải mà không được chuẩn bị tốt về thể lực và do tập luyện không đúng quy cách.
 
Chính vì vậy, việc đào tạo về mặt lý thuyết cho các huấn luyện viên phải gắn liền với một nền tảng kiến thức sâu rộng về thể lực trong luyện tập. Dĩ nhiên, trong lĩnh vực này, yếu tố năng lực là không thể thiếu để có thể đảm bảo toàn vẹn sức khỏe cho cầu thủ  trong và sau khi kết thúc sự nghiệp của họ. Một trong những căn bệnh chính mà các cựu cầu thủ thường phải chịu là chứng dính, thoái hóa khớp háng mà nguyên nhân trực tiếp là những năm tháng liên tục thi đấu và luyên tập căng thẳng. Và khi họ phải chịu bệnh tật như vậy thì chẳng còn ai ngó ngàng gì tới họ nữa.
 
Các cầu thủ lớn tuổi thường gặp nhiều gấp 25 lần các cầu thủ mầm non
 
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tần số các lần tai nạn tăng theo độ tuổi của các cầu thủ. Tần số này thay đổi theo thời gian diễn ra các trận đấu và theo cả thời điểm của trận bóng:
–          ~ lứa tuổi nhi đồng (dưới 9 tuổi): cứ  10.000 cầu thủ đăng ký thì có 42 trường hợp tai nạn.
–          ~ lứa tuổi thanh niên (dưới 18 tuổi): tỷ lệ này là 10.000/725.
–          Đối với các cầu thủ đàn anh (dưới 35 tuổi) thì có 1.130 người bị tai nạn trong số 10.000 người.
20% tai nạn xảy ra trong khoảng phút thứ 20 đến phút thứ 35 của trận đấu và 17% diễn ra trong 5 phút đầu của hiệp 2. Đây là dấu hiệu cho thấy khoảng thời gian tiếp tục trận đấu sau 15 phút giải lao chứa đựng nhiều rủi ro và nguy hiểm. Trong các tháng mùa hè, số các vụ tai nạn tăng gấp nhiều lần sơ với các tháng mùa đông, đặc biệt là vào tháng 5 và tháng cuối cùng của mùa bóng.
 
Tầm quan trọng của việc sơ cứu, chăm sóc ban đầu.
 
Cần phải có những kiến thức về sơ cứu  đối với rất nhiều dạng chấn thương để có thể can thiệp một cách nhanh chóng mà không phạm sai lầm mỗi khi xảy ra tai nạn. Cho dù các cầu thủ chỉ luyện tập ở mức độ nhẹ nhàng đi nữa thì sự vắng mặt của các bác sĩ, huấn luyện viên hay người chăm sóc sức khỏe đều làm các rủ ro trở lên rất nghiêm trọng. Đó là lý do giải thích tại sao người ta quy định nhất thiết phải có một hòm dụng cụ chăm sóc ban đầu ở bên lề sân bóng. Khi xảy ra tai nạn mà người ta nghi là gẫy xương, cầu thủ bị nạn thường nhanh chóng được khiêng ra ngoài, trong khi lẽ ra phải giảm thiểu mọi sự di chuyển đối với người bị thương.
 
Hay đối với các chấn thương phần gân cơ, chúng ta thường thấy các bác sĩ sử dụng dầu nóng. Thật sai lầm nghiêm trọng! Ngược lại phải lấy đá chườm ngay lên phần cơ hoặc khớp bị sưng.
Những biện pháp chăm sóc ban đầu đúng hay sai thường có tính quyết định đối với bước xử lý tiếp theo và thời gian hồi phục của cầu thủ.