Bà Nguyên Hạnh: SVẫn luôn có kế hoạch cho bóng đá⬦⬝

SVì màu cờ sắc áo, ai cũng có thể cống hiến cho sự phát triển của bóng đá, mà không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào làng bóng đá! Tôi vẫn luôn có kế hoạch cho bóng đá…

21/09/2006 00:00:00

SVì màu cờ sắc áo, ai cũng có thể cống hiến cho sự phát triển của bóng đá, mà không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào làng bóng đá! Tôi vẫn luôn có kế hoạch cho bóng đá đấy!⬝, bà Nguyên Hạnh, cựu Phó Tổng thư ký VFF, nói.

– Được biết bà sẽ không tiếp tục làm việc tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Điều mà bà muốn nói nhất trước khi ra đi là gì?

– Câu trả lời của mình có thể sẽ làm bạn thất vọng. Vì, ở lứa tuổi của mình, khi làm việc không đặt nặng vấn đề “tâm tư cá nhân” như một vài bạn suy diễn đâu.

Mình đã làm báo nhiều năm, làm quản lý ở nhiều cấp bậc⬦ và chịu khó học hỏi nhiều từ cuộc sống để làm việc mang tính chuyên nghiệp hơn. Hiệu quả cho công việc chung là điều quan trọng nhất. Những cái “tôi” cần đặt xuống vị trí nhỏ bé hơn. Quỹ thời gian phía trước không còn nhiều, nếu mình thấy đảm trách việc này không phù hợp, thì có thể cân nhắc và lựa chọn một công việc khác, vậy thôi. ~ đâu cũng là cống hiến!

– Sau quãng thời gian gắn bó với VFF, bà thấm thía nhất điều gì?

– Mình biết, câu hỏi của bạn như đã ngầm mong đợi một câu trả lời mang tính “tâm tư sâu sắc”, nhưng chỉ xin được chia sẻ hai cảm nhận mang tính báo chí.

Cảm nhận thứ nhất là có lẽ không có đề tài báo chí nào lại có thể có nhiều cái “tít” sáng tạo như ở các bài viết về bóng đá. Đọc những bài viết ấy thấy thực sự được giải trí, hóm hỉnh và trào lộng. Có lần họp giao ban, mình đã nêu ý kiến, thay bằng cuộc gặp gỡ báo chí cuối năm với nội dung xã giao, cần tổ chức một buổi tổng kết báo chí viết về bóng đá thường niên, trong đó có các giải thưởng đặc biệt dành cho những bài báo rút “tít” sáng tạo nhất, những bài viết hay nhất⬦

Cảm nhận thứ hai mang chút “bi – hài”! Đó là mỗi sáng đến Liên đoàn lại thấy mọi người chờ đón báo mới, ít nhiều đều lo lắng xem bóng đá hôm nay có bị chỉ trích gì không? Một không gian trầm lắng lan tỏa thường nhật trong làng bóng đá⬦ song hành bên lề các bài báo…

Có cái gì như không phải⬦ trong cách hành văn của không ít bài viết về bóng đá, về thể thao, và về cá nhân những con người trực tiếp tham gia trong nghề. Kinh nghiệm làm báo nhiều năm mách bảo cho mình như vậy. Liệu có thể đặt tên cho hiện tượng ấy là gì nhỉ? Nhiều người trong xã hội đã lên tiếng nhắc nhở⬦ và hoàn toàn không phải vì họ muốn nương nhẹ cho tiêu cực trong bóng đá. Vấn đề là cách hành văn! Những cây bút lão làng như nhà báo Hữu Thọ, khi phải đối mặt với tiêu cực, chữ “nhã” vẫn là bút pháp nhất quán của ông. Sự sâu sắc và chân thành làm lay động con người nhiều hơn là những lời chát chúa.

Xã hội khâm phục và đánh giá rất cao các bài báo mang tính phát hiện, chống tiêu cực. Đó là niềm tự hào mà báo chí thời kỳ đổi mới đóng góp cho sự phát triển của đất nước, là giá trị mặc định không cần tranh luận. Nhưng, cần phân biệt giữa những bài phê bình mang tính xây dựng với cách chỉ trích mang tính hủy hoại.

Mình được biết chuyện một vài bậc cao niên trong giới làm bóng đá đã phát khóc khi đọc báo, vì không chỉ danh dự của riêng họ bị tổn thương, mà quan trọng hơn là danh dự của cả gia đình họ bị hủy hoại⬦ chỉ vì một bài viết chưa sát với sự thật. Và cũng chẳng ai giúp đính chính cho họ.

Có câu nói rằng, sự thật chỉ có một, còn những thứ na ná sự thật thì quá nhiều! Mình thấy rất cảm thông mỗi khi biết một ai đó trong giới bóng đá bị chỉ trích quá lời trên báo. Và vì là người xuất thân từ làng báo, những lúc đó, mình thấy chính bản thân mình như có lỗi với họ.

– Theo bà, VFF cần phải làm gì để bóng đá phát triển xứng tầm trong khu vực?

– Liên đoàn, theo nhận thức của mình, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, không có quyền lực như một cơ quan hành chính, xét ở góc độ ban hành và thực thi chính sách, và cũng chưa có quyền lực như một nhà đầu tư, xét ở góc độ tài chính. Vì vậy, cần nhìn nhận vai trò của Liên đoàn vừa tầm của nó trong dòng chảy chung của thời cuộc, tương tự như thực trạng hoạt động của bất cứ một tổ chức xã hội nghề nghiệp nào. Một mình Liên đoàn không thể giúp cho bóng đá phát triển như mong muốn của xã hội.

Báo chí đã ủng hộ bóng đá trong nhiều năm qua. Báo chí nhiều lúc có thể làm cho bóng đá⬦ nhiều hơn vai trò của Liên đoàn. Bởi vậy, nếu có gì muốn nói sau một thời gian làm việc ở Liên đoàn, thì đơn giản mình mong báo chí tới đây sẽ ủng hộ bóng đá nhiều hơn nữa, với cái nhìn khách quan, biện chứng và nhân văn.

Về trách nhiệm cá nhân, việc đầu tiên mình làm khi đến với bóng đá là trở về cơ quan cũ, xin lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam ủng hộ bóng đá bằng việc chính thức trả phí bản quyền cho các trận bóng đá được VTV lựa chọn để tường thuật trực tiếp. Đề nghị của mình được VTV chấp thuận, kể cả khi nhiều tiêu cực trong bóng đá bị phát giác.

Khi đã nói ủng hộ, là nhất quán như vậy. Giản dị và chân thành. Và theo mình, những tờ báo viết nhiều về bóng đá, sử dụng chất liệu là bóng đá cũng nên trích một khoản nhỏ từ doanh thu ủng hộ thường kỳ cho bóng đá, cho đội tuyển. Bạn nghĩ thế nào?

Ai cũng hiểu, bóng đá là của mọi người, không phải của riêng Liên đoàn. Thường thì các trận bóng diễn ra dưới cái nắng rát bỏng. Chỉ ngồi trên khán đài thôi là điều không phải ai cũng sẵn sàng hy sinh gần hai giờ trong những buổi chiều hè⬦ Còn những người chạy trên sân suốt hai giờ đó, và cả nhiều giờ tập trước đó thì sao?

Chống tiêu cực trong bóng đá, tiêu cực trong xã hội⬦ câu chuyện còn dài! Cần sự kiên trì, kiên quyết góp công của toàn xã hội để dần hướng tới một nền bóng đá sạch, một xã hội minh bạch. Hãy cùng tin, rằng nếu mỗi người thành tâm với bóng đá, sẽ có ngày bóng đá lại mang vinh quang về cho đất nước.

Và xin lưu ý một điều, vì màu cờ sắc áo, ai cũng có thể cống hiến cho sự phát triển của bóng đá, mà không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào làng bóng đá! Bạn và tôi cũng vậy thôi.

Bạn sẽ làm gì cho bóng đá sắp tới?

Còn tôi, vẫn luôn có kế hoạch cho bóng đá đấy!

Theo cand.com.vn