Trung phong Hu̬ng "xồm"

Ông Trần Hùng (Hùng xồm) là trung phong xuất sắc những năm 1964-1975…

Ông Trần Hùng (Hùng xồm) là trung phong xuất sắc những năm 1964-1975. Ông sinh năm 1942 trong một gia đình bóng đá của thành phố Hoa Phượng Đỏ; thân sinh của ông là cụ Trần Đức Chi (SN 1918) – danh thủ của đội Cotonkin (Nam Định) nổi tiếng đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, cùng đội hình với các danh thủ như: Tân, Huân, Thọ, Khuê, Phòng, Tuất, Khánh, Phú⬦ (từng Vô địch giải tứ xứ của Đông Dương thời thuộc Pháp).

Năm 1945, cụ tham gia cướp chính quyền ở Kiến An rồi đi theo kháng chiến. Hoà bình lập lại, là cán bộ Đảng viên đã cao tuổi cụ vẫn đá cho CAHP, tuyển Hải Phòng những năm 1955-1958, đồng thời đem hết tình cảm và kinh nghiệm dạy 3 cậu con đá bóng, trong đó cụ đặt nhiều hy vọng nhất vào cậu cả Trần Hùng.

Được bố và thầy Nguyễn Lan (bạn thân và là đồng nghiệp của cụ Trần Đức Chi) hết lòng dạy dỗ, với sự say mê và thừa hưởng Sgen⬝ năng khiếu bẩm sinh, ông Trần Hùng đá hay từ tuổi thiếu niên, rồi xuất sắc ở Thanh niên Hà Nội, Xi Măng Hải Phòng, đặc biệt nổi bật trong những lần tham gia ĐTQG.

Hồi ấy, khán giả rất mê Trần Hùng, vì đã ra sân là ông thi đấu hết mình, lúc nào cũng đau đáu muốn làm được điều gì đó tốt hơn trận trước. Tập trung trí lực theo dõi trận đấu, chịu khó di chuyển, tách khỏi đối thủ, tìm bóng và khi có thì bằng lối luồn lách qua người khôn khéo, với tốc độ xuất phát cực nhanh, ông lao lên phía trước như một mũi tên rồi bất ngờ tung cú sút gọn gàng và ghi bàn sắc lẹm! Nhiều khán giả đã dùng hình tượng Scon báo đen⬝ để đặc tả cách xông xáo mãnh liệt mà lại nhẹ nhàng, hiệu quả trong đám đông trước cầu môn đối phương của ông.

Các hậu vệ trong nước coi trọng, ngán kèm Hùng Sxồm⬝ đã đành, hậu vệ nước ngoài dù to lớn, nhanh và có kỹ thuật kèm phá giỏi hơn vẫn khó cản được cây trung phong được coi là mũi giáo sắc nhọn này. Những trận trong nước, Hùng Sxồm⬝ hiếm khi không có bàn thắng. Giải năm 1974, ông là Vua phá lưới với 14 bàn. Đi Liên Xô, Trung Quốc năm 1966, 1967, trận nào ông cũng ghi được 1 bàn, riêng trận giao hữu với Thượng Hải, ông ghi một mạch 5 bàn. Chuyến đi Đức năm 1974, ông là người ghi nhiều bàn nhất của đội (5 bàn), còn khi đội Sac-chi-o (Liên Xô) sang VN, sau 4 trận đấu, người duy nhất đưa được bóng vào lưới đội bạn 1 lần là Trần Hùng.

Năm 2002, báo Công an Hải Phòng trưng cầu ý kiến 80 nhà chuyên môn của thành phố về cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất ở nửa cuối thế kỷ 20, ông Trần Hùng đã có số phiếu cao nhất.

Người em ruột Trần Vỹ, một thời thi đấu trong đội hình của CAHP và tuyển Hải Phòng, tuy tầm vóc thấp nhỏ hơn và không xuất sắc như ông anh, nhưng cũng đã để lại những ấn tượng đẹp đối với khán giả. Rất tiếc, ông Trần Vỹ lại đoản mệnh, mất sớm.

Người em thứ 3 là Trần Hùng Dũng cũng theo nghiệp bóng đá, đã từng nhập môn ở đội trẻ của CAHP một thời, nhưng cuộc sống đã đưa đẩy ông sang lĩnh vực khác. Tuy vậy, bầu máu bóng đá trong người và huyết thống gia đình thôi thúc, nên ông vẫn không xa rời được quả bóng và sân cỏ. Ông là Chủ tịch CLB cầu thủ Hải Phòng, bằng những hoạt động tích cực của mình, ông vẫn coi như bản thân đang phát huy được truyền thống đẹp của một gia đình bóng đá đất Cảng.

(Ngô Xuân Quýnh)