Sao chú ra đi vội vàng thế, chú Quýnh ơi !

Trong chuyến đi cuối cùng của cuộc đời này, sao Chú lại vội vàng đến thế? Chưa hề có tin nhắn rằng Chú bị ốm, chẳng kịp viếng thăm, không một lời nhắn nhủ. Tin tang tóc truyền qua điện thoại: Chú Quýnh mất sáng nay rồi. Sao lại thế?

Trong chuyến đi cuối cùng của cuộc đời này, sao Chú lại vội vàng đến thế? Chưa hề có tin nhắn rằng Chú bị ốm, chẳng kịp viếng thăm, không một lời nhắn nhủ. Tin tang tóc truyền qua điện thoại: Chú Quýnh mất sáng nay rồi. Sao lại thế? 

Chú Quýnh ơi, ngay cả năm nay nữa, đội Thể Công của chú cháu mình chắc vẫn chưa thể gượng lại. Từ năm ngoái mọi người vẫn lắng nghe những ý kiến tư vấn của Chú, người đã về ở Thể Công, sống với Thể Công và sống vì Thể Công suốt hơn 50 năm nay.  
 
Chuyên gia Ngô Xuân Quýnh. Ảnh: Hoàng Anh

Dù Chú có đi đâu, làm gì, thì bao giờ khi nghĩ về Chú, cháu vẫn nghĩ Chú là một người của Thể Công mình. Chú đá ở Thể Công, Chú làm công tác huấn luyện và lãnh đạo ở Thể Công, và khi đã nghỉ ngơi rồi, Thể Công mãi mãi trong lòng Chú chẳng bao giờ thay đổi. Trong niềm vui, và trong rất nhiều những nỗi đau. Trong hy vọng và kể cả khi chẳng thể còn hy vọng.

 
Chú là một trong những cầu thủ đầu tiên mà cháu được chiêm ngưỡng. Những năm năm mươi, trên sân Cột Cờ. Chú đá vị trí trung vệ, mang số 3. Thể Công lúc ấy chơi theo đội hình WM. Chú cùng đồng đội đã chinh phục hoàn toàn khán giả Thủ đô.  
 
Không tài hoa như Nghĩa, không dũng mãnh như Lai⬦, nhưng chủ tượng trưng cho sự chắc chắn. Cái chắc chắn ấy còn thể hiện rất nhiều trong bóng đá Quân đội những năm sau này, khi Chú cầm quân vào Nam ra Bắc.  
 
Đã nhiều lần, với sự chắc chắn và thông minh của Chú, đội Thể Công đã vượt qua nhiều bước hiểm nghèo. Lại nhớ một bài “”hịch”” chú làm để động viên anh em. Cũng là làm cho vui thôi, nhưng quả thật nó đã trở thành một bài “”hịch”” làm dậy lòng chiến sĩ. 
 
Có lẽ ở Việt Nam mình hiếm ai có được một cuộc đời bóng đá lâu dài và nhiều cống hiến như Chú: Suốt hơn 50 năm, ở đủ mọi cương vị. Sau khi rời Thể Công, Chú tham gia bao nhiêu việc ở Liên Đoàn, đặc biệt Chú rất gắn bó với các giải bóng đá trẻ.  
 
Tuổi đã cao mà toàn gặp Chú ở những vùng đất xa, với đủ mọi loại tuổi bóng đá từ nhi đồng cho tới U-21. Chú tổ chức thi đấu, Chú góp ý cho các đội, Chú làm tổng kết, rồi Chú viết bài. Cũng có lúc gặp chuyện không vui nhưng Chú chẳng nản. 
 
Chú sống đầy lòng vị tha, cái bản chất đáng kính trọng của thế hệ đi trước. Chú rộng lòng, rất rộng lòng với cả những người tạm thời không hiểu mình, Không bao giờ đua chen, lúc nào cũng nhường nhịn. Mà suốt hơn 50 năm, lúc nào cũng chỉ vì bóng đá. 
 
Chú Quýnh còn là một pho sử sống về Thể Công nói riêng và về bóng đá Việt Nam nói chung. Chú viết cho nhiều tờ báo. Bữa nọ, ở Đức, anh em cựu cầu thủ Thể Công có tổ chức một trận đấu kỷ niệm. Cần một bài để đọc lên trong lễ khai mạc. Chính là bài của Chú đã được gửi sang bên ấy; báo “”Bóng đá”” có một bài, báo “”Thể thao”” (TP.HCM ) cũng có một bài.  
 
Quyển sách Chú định viết về Lịch sử bóng đá Việt Nam, về truyền thống Thể Công Chú viết dã xong chưa ? Khó có thể ngờ Chú có trí nhớ tuyệt vời như thế, có bộ tư liệu phong phú như thế, quen biết nhiều cầu thủ và hiểu rõ nhiều đội bóng như thế. Chú là một phần máu thịt của bóng đá Việt Nam nói chung.
 
Pho sử sống của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Hoàng Anh
 

Khi nghe tin Chú đã ra đi, cháu bỗng thấy hiện lên rất rõ trong lòng hình ảnh đội Thể Công ra sân ở thánh địa Cột Cờ. Đội trưởng NGÔ XUN QUÝNH đi đầu. Đứng trên sân, phía sau Chú là thủ môn Đức, bên phải là Phán, bên trái là Lai, phía trên là cặp tiền vệ Nàm- Thắng, và trên nữa là Nghĩa- Tâm- Tiền- Đô- Thành. Chú ơi, cái đội hình bất diệt ấy, chẳng lẽ từ hôm nay lại vắng Chú?
 
Hôm nay, Thể Công phải tiễn biệt một cán bộ lãnh đạo mang hàm Đại tá, LĐBĐ Việt Nam phải chia tay một Ủy viên nhiều năm hoạt động trong Ban chấp hành. Báo “”Bóng đá”” mất đi một người cố vấn hiếm có⬦ 
 
Trong cái tang chung ấy, cho phép cháu được vĩnh biệt Chú, Chú Quýnh ơi. Cái tên gọi “”Chú Quýnh”” thân thiết của cháu suốt hơn 50 năm trời. Cháu cũng xin phép chia buồn với Quang Tùng, người anh em đã cùng nhau làm nhiều buổi bình luận trên truyền hình bóng đá. 
Ngày đi cũng là ngày về, Chú ạ.
 
(ThethaoVietnamnet)