Kế hoạch công tác năm 2005

04/04/2005 00:00:00
1/ Tiến hành Đại hội đại biểu LĐBĐVN khoá V (2005-2008) với tinh thần đổi mới triệt để theo xu hướng xã hội hoá, chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với yêu cầu phát triển mới của bóng đá Việt Nam.
2/ Chuẩn bị lực lượng cho ĐT U23 Việt Nam và ĐT nữ tham dự SEA Games 23 tại Philippines đoạt thành tích cao. Chỉ tiêu phấn đấu: ĐT U23 có mặt tại trận chung kết, ĐT nữ đoạt HCV. Tại giải vòng loại Giải vô địch nữ Châu Á, ĐT nữ Việt Nam phấn đấu lọt vào VCK.
3/ Xây dựng kế hoạch, chương trình thi đấu năm 2005 phù hợp với hoạt động của các ĐTQG và phù hợp với lịch thi đấu của AFC, FIFA. Hoàn thiện hệ thống thi đấu theo chu kỳ năm khép kín. Tổ chức tốt các giải bóng đá thành tích cao Quốc gia như: Giải VĐQG, Cúp Quốc gia, Hạng Nhất, Hạng Nhì…. và các giải trẻ làm cơ sở nâng cao trình độ chuyên môn của các VĐV.
4/ Tổng kết công tác bóng đá chuyên nghiệp sau 5 năm thử nghiệm và xin phép Chính phủ chính thức công nhận giải Vô địch quốc gia là giải chuyên nghiệp . Nâng cấp giải Hạng Nhất thành giải chuyên nghiệp B (hay bán chuyên nghiệp). Xây dựng đề án phát triển  bóng đá chuyên nghiệp trong giai đoạn 2006  2010.
5/ Tổ chức tốt các giải bóng đá quốc tế chính thức tại Việt Nam như giải: vô địch Futsal Châu á, vòng loại giải vô địch nữ Châu Á và các giải quốc tế mở rộng như : Cúp Mùa Xuân, Cúp LG, Cúp Agribank.
6/ Tăng cường chất lượng công tác đào tạo trẻ, triển khai kế hoạch thực hiện dự án xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ bằng nguồn hỗ trợ tài chính của FIFA. Tuyển chọn, thành lập và chỉ đạo hai ĐT trẻ U17, U20 quốc gia thi đấu thành công tại giải vô địch U17 và U20 Đông Nam á và Châu Á. Phấn đấu lọt vào VCK Châu Á năm 2005. Duy trì hệ thống giải bóng đá trẻ Quốc gia đã có, tổ chức giải bóng đá trẻ (U18) cho các CLB chuyên nghiệp.
7/ Xây dựng chiến lược phát triển bóng đá Futsal phù hợp với đặc điểm thể chất và sinh lý của người Việt Nam. Phấn đấu đưa Futsal từng bước hội nhập và có thứ hạng ở Châu á.
8/ Đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng và chống tiêu cực trong các giải bóng đá. Tăng cường công tác giáo dục VĐV trong các CLB và Trung tâm đào tạo VĐV trẻ.
9/ Hình thành chiến lược tiếp thị và tài trợ một cách toàn diện để khai thác nguồn kinh phí cho hoạt động các Đội tuyển quốc gia nam, nữ; các giải thi đấu quốc tế chính thức và hữu nghị do Việt Nam đăng cai tổ chức; các giải thi đấu trong nước.
10/ Triển khai thành lập Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ và dự án xổ số thể thao để tạo nguồn thu cho hoạt động của Liên đoàn.
11/ Xây dựng các giải pháp và từng bước triển khai để tiến tới bản quyền truyền hình.
Thảo luận và từng bước kết hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng thí điểm các chương trình bóng đá thường kỳ tiến tới xây dựng hợp đồng nguyên tắc về Sbóng đá – truyền hình⬝ cho các năm tiếp theo để xây dựng bản quyền truyền hình về bóng đá.
Phối hợp với Đài THVN (và đài truyền hình địa phương) và Bộ Bưu chính viễn thông trong việc khai thác lợi nhuận từ nguồn thu dự đoán kết quả các trận đấu của giải VĐQG, Cúp Quốc gia, Siêu Cup Quốc gia, Cúp LĐBĐVN (nếu có), Giải Hạng Nhất Quốc gia … thông qua tổng đài: 19001570
Phối hợp với đài THVN (và đài truyền hình địa phương) trong việc khai thác lợi nhuận từ nguồn thu quảng cáo trên truyền hình (trước, giữa và sau trận đấu) các trận đấu của giải VĐQG, Cúp Quốc gia, Siêu Cup Quốc gia, Cúp LĐBĐVN (nếu có), Giải Hạng Nhất Quốc gia…
12/ Thành lập Công ty cổ phần SBáo bóng đá⬝ để có nguồn thu đóng góp vào hoạt động của LĐBĐVN.
13/ Hoàn thiện cơ chế tài chính của Liên đoàn phù hợp với đặc điểm của hoạt động bóng đá phù hợp với các quy định của Nhà nước.
14/ Triển khai chương trình STầm nhìn Việt Nam⬝ đưa bóng đá Việt Nam phát triển cả chất và lượng lên một tầm cao mới theo xu hướng xã hội hoá, chuyên nghiệp hoá. Thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án hỗ trợ tài chính của  FIFA và AFC dành cho LĐBĐVN.
15/ Hoàn thiện quy chế hoạt động của LĐBĐVN; tiếp tục nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, chuyên viên văn phòng LĐBĐVN.
16/ Hoàn thiện quy chế thi đua khen thưởng của LĐBĐVN.