Ông Nguyễn Thế Kỷ – Vụ trưởng Vụ báo chí – Ban tư tưởng văn hoá TƯ: SNgười chơi bóng cần có tâm, có tầm; người viết báo càng cần phải như vậy⬝

Báo chí và hoạt động TDTT nói chung, bóng đá nói riêng có mối liên hệ hữu cơ, bền chặt từ rất sớm….

02/06/2005 00:00:00
Toàn cảnh ĐHBCH LĐBĐVN
Báo chí và hoạt động TDTT nói chung, bóng đá nói riêng có mối liên hệ hữu cơ, bền chặt từ rất sớm. Trong quá trình phát triển của mỗi bên, khó có thể hình dung, trên các trang báo, chương trình phát thanh, truyền hình lại thiếu vắng các hoạt động TDTT; ngược lại, ít có hoạt động TDTT nào lại không cần đến sự tuyên truyền, cổ vũ, quảng bá của báo chí. Với môn thể thao SVua⬝ – bóng đá, mối quan hệ này càng tiêu biểu hơn, sâu nặng hơn, như một cơ duyên. Đơn giản là, công chúng của báo chí và bóng đá, về cơ bản giống nhau. Hoạt động báo chí và hoạt động bóng đá đều hướng tới quảng đại quần chúng. Quần chúng tìm đến với báo chí và bóng đá là để được thụ hưởng những giá trị tinh thần bổ ích, hấp dẫn, cao đẹp. Báo chí và bóng đá hướng tới công chúng là để được phục vụ, được xã hội hoá hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của hoạt động báo chí và bóng đá còn là một loại hàng hoá, có thể gọi là hàng hoá đặc biệt, để bán cho công chúng. Mối quan hệ giữa báo chí và bóng đá ở giai đoạn này, vừa giữ được sự cộng tác, giúp đỡ đã có từ trước, vừa chuyển sang một hình thức mới: là đối tác, là khách hàng của nhau. Điều dễ thấy, trong sự phát triển của bóng đá, của LĐBĐVN mấy năm qua vừa có một phần không nhỏ công lao, thành tích của báo chí. Mặt khác, ở một số non kém, khuyết điểm của bóng đá cũng có một phần trách nhiệm của báo chí. Còn giới báo chí, đúng hơn là khá nhiều cơ quan báo đài, cũng cần phải thấy rằng, trong sự khởi sắc và Săn nên làm ra⬝ của mình, có một phần đóng góp đáng kể của hoạt động TDTT nói chung, bóng đá nói riêng. Đó là tính hấp dẫn của mảng đề tài này, là yêu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hoạt động của các doanh nghiệp trên các trang báo, các chương trình phát thanh, truyền hình có đề tài bóng đá.
Để thắt chặt thêm mối quan hệ giữa LĐBĐVN và các cơ quan báo chí, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của BCH LĐBĐVN khoá IV đã nêu ra khá rõ, đầy thiện chí. Về phần mình, các cơ quan báo chí, các nhà báo, nên chăng cũng cần có sự điều chỉnh và đổi mới trong mối quan hệ, trong cách nghĩ, cách viết về bóng đá.
Bóng đá là môn thể thao SVua⬝. Cũng như mọi thần dân, SVua⬝ cũng có lúc khoẻ, lúc yếu, khi vui, khi buồn, có ưu, có khuyết. khi phải xa giá, dẫn đầu đoàn quân xung trận, Vua cũng có lúc thắng, lúc thua. Trong bóng đá, chuyện thắng-thua dù quan trọng, cũng là lẽ thường. Báo chí ta, khi đưa tin, viết bài, đôi lúc lại chưa chấp nhận lẽ thường đó. Chuyện đội tuyển thua, đội này xuống hạng, đội kia thăng hạng, Văn Quyến bị loại, cầu thủ nào đó bị Streo giò⬝, đương nhiên là mối quan tâm của báo chí và công luận. Nhưng bàn nhiều quá, Srát⬝ quá, gay gắt quá, đẩy lên đến mức cực đoan lại là điều không nên. Hãy nhìn ra nước ngoài, nhất là những nước có nền báo chí và bóng đá đạt đến độ chuyên nghiệp từ rất lâu, quả thực họ khác ta, hơn ta nhiều lắm. ~ Espana 82, đội tuyển Brazil của Zico, Socratet thua đội tuyển Pháp. Nhiều người cứ tưởng rằng, báo chí Brazil sẽ Săn thịt⬝ ngay đội bóng, khi về sân bay, cổ động viên sẽ đón họ bằng cà chua, trứng thối và bao lời lẽ tục tằn. Vẫn có sự bất bình, giận dữ, thất vọng (đương nhiên), nhưng tình cảm chủ đạo của người Brazil ngày đó là SZico, dẫu sao anh vẫn là người chiến thắng⬝. Đội tuyển Anh mấy phen vỡ mộng ở đấu trường châu lục và thế giới, vậy mà ông HLV trưởng người Thuỵ Điển Eriksson vẫn tại vị và vẫn được tôn trọng.
~ ta, khi đội tuyển hay đội bóng nào đó thắng, cầu thủ ghi bàn đẹp. báo chí ca ngợi hết lời, đưa lên tận mây xanh nhưng khi thua thì chê bai, chỉ trích đủ thứ: chỉ trích cả đội bóng, chỉ trích cầu thủ, HLV, Trưởng đoàn và cả Liên đoàn, cả UBTDTT. Rồi thì đòi thay thế người này, kẻ nọ, đòi phải thay đổi cả một hệ thống⬦ Nhà báo và cơ quan báo chí, đôi khi, đôi chỗ vượt quá quyền năng của mình. Thái độ và cách hành xử kiểu đó của báo chí không thể khác, tác động mạnh mẽ lên công chúng, thậm chí áp đặt cả nhận thức, tình cảm của họ. Trước những non kém, khuyết điểm của nền bóng đá, của LĐBĐVN nhiều bài báo có thiện chí, có tâm, có tầm đã như một liều thuốc tốt (có thể mang vị đắng⬝ đã giúp bóng đá, hoạt động của LĐBĐ điều chỉnh hướng đi, cách làm, trở nên khoẻ khoắn, lành mạnh, thanh thản hơn.
“Báo chí và hoạt động TDTT nói chung, bóng đá nói riêng có mối liên hệ hữu cơ, bền chặt từ rất sớm…”
Bóng đá là môn thể thao hấp dẫn, lôi cuốn mọi người. Nhưng yêu và hiểu biết về bóng đá lại là hai vấn đề khác nhau. Ngay trong làng báo, ngay cả các cây bút chuyên viết về bóng đá không phải ai cũng hiểu sâu, viết đúng, viết hay về đề tài này. Chuyện ông Tổng biên tập, ông Thư ký toà soạn nok không hiểu biết mấy về bóng đá, thậm chí không ham thích bóng đá cũng chẳng còn là chuyện hiếm. Hệ quả tiếp theo là bài viết hay phim ảnh của phóng viên không được họ chănm sóc, biên tập kỹ càng, sản phẩm làm ra khó mà đạt được chất lượng yêu cầu mong muốn.
Vậy thì để viết đúng, viết hay về bóng đá, ở phía cơ quan báo chí, người lãnh đạo, bộ phận biên tập, anh chị em phóng viên phải nâng cả tầm, cả tâm. Tầm là hiểu biết về bóng đá, các vấn đề nội tại của nó, các đội bóng, các cầu thủ, các trận đấu⬦ đúng với bản chất, quy luật vốn có, biết tổng hợp, phân tích, dự báo xu hướng- cả tích cực, tiêu cực để phát huy hay phòng ngừa. Không ít nhà báo, tờ báo hay ca thán một câu cửa miệng Sbóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc⬝. Nhưng làm gì, làm như thế nào để xây nhà từ móng thì ít người, ít tờ báo bàn cho ra nhẽ. Một Phạm Văn Quyến Slắm tài nhiều tật⬝, Strẻ người non dạ⬝, nhưng làm gì, làm như thế nào để em đứng vững trên hai chân tài năng và đạo đức của mình thì không phải ai cũng có kiến giải thoả đáng.
Công chúng đòi hỏi báo chí viết về bóng đá, cũng như các lĩnh vực khác phải chính xác, trung thực, bổ ích, hấp dẫn. Nhưng không ít sự kiện, vấn đề dễ bị đưa sai, đưa theo định kiến cá nhân, theo sự chi phối của một ai đó, lại ít có sự kiểm điểm, sửa lỗi nghiêm túc. Người chơi bóng cần có tâm, có tầm; người viết báo càng cần phải như vậy. Đó cũng là  tiêu chí của sự chuyên nghiệp ở cả hai lĩnh vực này, từ suy nghĩ trên, chúng tôi có mấy kiến nghị cụ thể:
+ Bóng đá Việt Nam phát triển vừa theo quy luật chung, vừa có những nét đặc thù. Thuận lợi lớn của người Việt Nam là rất yêu thích bóng đá, Săn ngủ⬝ cùng bóng đá. Do đó, báo chí phải góp phần tuyên truyền, cổ vũ, xây dựng một nền bóng đá lành mạnh, tiến vững chắc trên con đường chuyên nghiệp hoá, nhanh chóng đứng đầu khu vực, đặt chân lên cuộc chơi của châu lục và dám mơ tới những tầm cao hơn. Báo chí cũng cần làm cho công chúng hiểu đúng, hiểu sâu về bóng đá, những quy luật hoạt động của nó, cả những vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp, có khi bức xúc để họ đồng cảm, yêu thương hơn với bóng đá nước nhà, khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn.
+ Xây dựng nếp sống văn hoá trong bóng đá, cả người quản lý, cả cầu thủ và công chúng; tăng cường tính định hướng, tính văn hoá trong báo chí viết về bóng đá, tích cực phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tốt, đấu tranh kiên quyết với các hiện tượng tiêu cực trong và ngoài sân cỏ. Xây dựng hình ảnh thương hiệu bóng đá Việt Nam sáng hơn, đẹp hơn ở trong nước, khu vực và thế giới. Khi cần có tiêng nói phê phán bóng đá trên báo, đài thì đó là sự phê phán đúng mực, mang tính xây dựng, khách quan, công bằng, động cơ trong sáng, Shết giận lại thương⬝. Báo chí Pháp góp ý cho đội tuyển của họ trước France 98, phân tích, lý giải nhiều vấn đề, có lúc cũng khá gay gắt là để ở trận chung kết, các cầu thủ thân yêu của họ giưo cao chiếc Cúp vô địch.
+ Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của Ban tư tưởng văn hoá TƯ, Bộ văn hoá-Thông tin, UBTDTT, Hội Nhà báo Việt Nam, LĐBĐVN, hàng năm nên có những cuộc giao ban, hội thảo với chủ đề tuyên truyền về TDTT, về bóng đá cũng như các bộ môn khác. Mong rằng, với nỗ lực chung đã và sẽ có, sau Đại hội V này, bóng đá Việt Nam, hoạt động của LĐBĐVN có nhiều khởi sắc hơn. Đề tài về bóng đá trên báochí, theo đó, cũng khởi sắc, hấp dẫn, bổ ích.
(Tham luận của ông Nguyễn Thế Kỷ – Vụ trưởng Vụ báo chí, Ban tư tưởng văn hoá TƯ đọc tại Đại hội LĐBĐVN khoá V. Tiêu đề do www.vff.org.vn đặt)