Những kỷ niệm không thể nào quên

Chiến tranh đã qua được 30 năm, thời gian phủ một lớp mờ lên lịch sử. Song vẫn có những cảm xúc về ngày thống nhất và đoàn tụ còn sống động như vừa diễn ra. Bóng đá ngoài ý nghĩa thể thao còn là một bằng chứng của hoà bình và ổn…

 Chiến tranh đã qua được 30 năm, thời gian phủ một lớp mờ lên lịch sử. Song vẫn có những cảm xúc về ngày thống nhất và đoàn tụ còn sống động như vừa diễn ra. Bóng đá ngoài ý nghĩa thể thao còn là một bằng chứng của hoà bình và ổn định. Có những trận cầu được khắc sâu trong ký ức, và chỉ cần có dịp, sẽ hiện hình qua những lời kể⬦

Trọng tài Hồ Thiệu Quang

Chúng tôi muốn nói đến trận đấu đầu tiên giữa bóng đá 2 miền. Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc lại một chút về những thành tựu mà bóng đá 2 miền Nam – Bắc gặt hái được trước đó để có cái nhìn khái quát hơn.

1. Bối cảnh của trận cầu lịch sử

Bóng đá Miền Nam gia nhập FIFA và giành được nhiều thành tích đáng nể như: Hạng Tư châu Á năm 1956 và 1960, Cúp Merdeka 1966, hạ đương kim vô địch châu Á Hàn Quốc 3-2 (năm 1959 tại Malaysia). Sau nhiều lần thắng, năm 1959 tại Sài Gòn, Tuyển Miền Nam tiếp tục hạ Nhật Bản 3-0, để rồi trước khi chia tay, trưởng đoàn Nhật Bản đã trao tặng một đôi giày nhỏ với ý nghĩa: SBóng đá Nhật Bản chỉ như đôi giày nhỏ so với Việt Nam⬝.

Bóng đá Miền Bắc chủ yếu tham gia các giải trong hệ thống XHCN. Từng hạ Thanh Niên Liên Xô 1-0 ngay tại Moscow năm 1966 hay vượt qua trẻ CHDC Đức 1-0 trên sân Hàng Đẫy. Nhiều đội bóng miền Bắc thường được cử đi nước ngoài để nâng cao trình độ.

Với những thành tích vang dội mà bóng đá miền Nam đã thể hiện trên đấu trường châu lục, và cũng không ai có thông tin để so sánh về lối chơi giữa 2 miền, trước ngày đội bóng đại diện công nhân miền Bắc Tổng cục Đường sắt (TCĐS) vào Nam thi đấu theo lời mời của Hội Liên hiệp Công đoàn TPHCM, một số lãnh đạo thể thao có đến thăm và động viên đội: SThua thì các bạn cầm chắc rồi. Nhưng quan trọng nhất là khi thi đấu các bạn phải thể hiện được phong cách cầu thủ XHCN⬦⬝

2. Vào trận

Tháng 6/1976, đội TCĐS gặp Cảng Sài Gòn (CSG) trên sân Thống Nhất, và sau đó là một loạt trận với các đội phía Nam. Cựu tiền vệ TCĐS Lê Thụy Hải nhớ lại: SĐội vừa đi tập huấn 6 tỉnh ở Trung Quốc 1 tháng và đang trong kỳ nghỉ tự do thì được gọi lên đường. Anh em rất háo hức. Sài Gòn từng được coi là hòn ngọc Viễn Đông nên hồi đó đội đề nghị có đá ở đâu cũng được miễn làm sao tranh thủ thời gian nhiều nhất ở TPHCM để anh em tham quan⬦ Sáng lên xe đi đá và xong thì về lại ngay trong đêm, ròng rã hơn 1 tuần⬝.

Ông Hải kể tiếp: SSuốt tuần lễ chúng tôi ở sân Thống Nhất, số người đi xem TCĐS tập thậm chí còn đông hơn một số trận đấu ở giải VĐQG bây giờ. Ngày đầu ra sân, khán giả chật kín, thậm chí tràn xuống cả đường pitch và công an buộc lòng phải nổ súng để dẹp trật tự. Hiệp 1, anh Mai Đức Chung mở tỷ số và hiệp 2 tôi có quả sút xa, cự ly khoảng 40m và ấn định 2-0. Tôi còn nhớ như in đội hình và số áo các cầu thủ ra sân hôm ấy. Chúng tôi chơi theo phong cách châu u, áp sát nhanh, chơi bóng dài, còn CSG sử dụng bật tường tam giác, nhỏ, hào hoa nên thường chậm hơn khi triển khai tấn công. Sau trận đấu, có dư luận nói rằng vì lý do chính trị nên CSG phải thua. Nhưng thực tế những trận kế tiếp của chúng tôi thì người hâm mộ phải nhìn nhận lại. Tôi còn nhớ đã nhận được vô số quà của những người không hề quen biết gửi tặng: Quạt bàn, máy may, đồng hồ⬦⬝

TCĐS lần lượt thắng Tây Ninh 2-0, Cần Thơ 3-1, Đồng Tháp 2-0 và chỉ để thua trận cuối cùng trước Hải Quan với tỷ số 1-2. Ông Hải kể về những ấn tượng của mình: STôi nhớ nhất ở CSG là trung vệ Tam Lang, anh ấy bọc lót và chuồi bóng tốt. Nếu cần hình dung về Tam Lang thì mọi người hãy xem Đỗ Khải chơi bóng, phong cách rất giống. Ngoài ra tôi còn nhớ tới anh Ngôn (CSG). ~ TCĐS ngày đấy, Phương Stròn⬝ là hậu vệ cự phách, nhưng khi ở tuyến trên nhìn về tôi thấy có vài lần anh Ngôn vượt qua. Hải Quan thì đá quyết liệt và thực dụng hơn, trung vệ Phạm Văn Lắm để lại nhiều kỷ niệm đối với tôi⬝

Trọng tài Hồ Thiệu Quang – người đã điều khiển cả 2 trận đấu của TCĐS trên sân Thống Nhất kể: SĐó là thời hoàng kim của TCĐS, họ cũng chính là đội đoạt chức VĐQG lần đầu tiên năm 1980. Lứa cầu thủ Trường Sinh, Minh Điểm, Hoàng Gia, Thụy Hải, Mai Đức Chung, Phương Stròn⬝⬦ lúc đó chơi rất hay. Gần cả tháng trời, báo chí đăng tải về dư âm chuyến đi của TCĐS. Năm đó, miền Bắc cử cả 1 tổ trọng tài giỏi gồm các anh Đào Đình Xuyên, Tăng Viết Cương⬦ Nhưng tôi vẫn bắt chính 2 trận căng nhất. Có ý kiến khác nhau về cách thổi của tôi nhưng thực ra hồi đó do chiến tranh nên ở miền Bắc đã không cập nhật theo luật FIFA. Có dư luận lại cho rằng CSG chịu sức ép nhưng tôi là người trong cuộc tôi biết: Chỉ đơn thuần là do chuyên môn. Ngay như trọng tài chính phải đến sát giờ bóng lăn mới biết ai thổi⬦⬝

Lịch sử thì không thể thay đổi. Người ta nhắc lại quá khứ cũng để gửi gắm vào tương lai rằng: Chiến tranh thật ác nghiệt, nó cướp đi nhiều sinh mạng và hơn thế nữa nó còn cướp đi cả quyền được vui chơi. ~ miền Nam, đã có thời nhiều cầu thủ rất hăng cũng vì sợ phải đi lính. Hay truyền thống như Thể Công có lần suýt phải giải tán vì bom đạn… 30 năm sau ngày giải phóng, đất nước tự do và hoà bình. Cầu thủ ngày nay cũng nên nhớ rằng họ hạnh phúc hơn thế hệ cha anh nhiều lắm. Chỉ vì 1 điều đơn giản nhưng lại rất thiêng liêng: Thoải mái thể hiện niềm đam mê.

Họ bây giờ ở đâu và làm gì?

CSG (4-2-4):

HLV Trưởng Nguyễn Thành Sự: Hiện đang ở Quận 7
Thủ môn Kim Hoàng: Công tác tại Cảng Sài Gòn
Trung vệ Tam Lang: Một thời gian dài làm HLV phó ở ĐTQG, hiện tại là HLV của đội Thành Long
Trung vệ Lê Đình Thăng: Trọng tài và quản lý sân Quận 8
Hậu vệ trái Nguyễn Vinh Quang (anh ruột Nguyễn Kim Hằng): Đang làm việc tại phòng hành chính tổng hợp Cảng Sài Gòn
Hậu vệ phải: Nguyễn Tấn Trung Sđầu sói⬝: Đã qua đời ở Mỹ.
Tiền vệ Nguyễn Văn Mười Sxìu⬝: ~ Kiên Giang
Tiền vệ Dương Văn Thà: Từng làm HLV phó đội CSG và năm nay đã về hưu
Tiền đạo cánh phải Nguyễn Văn Ngọc: Hiện làm ở phòng nhà đất Quận 3
Trung phong Trần Văn Xinh Slùn⬝: HLV cho trung tâm Đa Phước
Trung phong Lê Văn Tư: HLV cho trung tâm Đa Phước
Tiền đạo trái Nguyễn Văn Ngôn: Việt kiều Mỹ

TCĐS (4-3-3)

HLV trưởng Trần Duy Long: Từng có thời là HLV trưởng đội tuyển Việt Nam nhưng hiện nay là HLV cho đội trẻ TMN.CSG
Thủ môn Trường Sinh: HLV thủ môn trẻ cho đội HP.HN
Hậu vệ trái Từ Như Quang (anh ruột Từ Như Hiển): Về hưu đang ở Hà Nội.
Trung vệ Nguyễn Thế Vinh: Đang nghỉ hưu ở Hà Nội.
Trung vệ Lê Khắc Chính: Hiện đang là GĐKT của đội LG.ACB.HN.
Hậu vệ Nguyễn Minh Phương Stròn⬝: Việt Kiều tại Canada.
Tiền vệ Lê Thụy Hải: Đang là HLV của Đà Nẵng
Tiền vệ Phạm Kỳ Thụy: Đã qua đời
Tiền vệ Ngô Thế Thành: Đang làm ở một doanh nghiệp Hà Nội
Tiền đạo Minh Điểm: Về hưu và đang ở Hà Nội
Tiền đạo Hoàng Gia: đang là trợ lý HLV ĐTQG A.Riedl
Tiền đạo Mai Đức Chung: người ghi 4 bàn trong đợt du Nam năm đó hiện tại là trợ lý HLV ĐTQG A.Riedl

Báo Bóng Đá