Những cái nhất của vòng loại World Cup 2006

Hà Lan của Van Basten xứng đáng là đội mạnh nhất thế giới nếu chỉ dựa đơn thuần vào các con số ấn tượng mà họ đạt được tại vòng loại vừa qua.

Hà Lan của Van Basten xứng đáng là đội mạnh nhất thế giới nếu chỉ dựa đơn thuần vào các con số ấn tượng mà họ đạt được tại vòng loại vừa qua. “Hẩm hiu” nhất có lẽ là Israel. Họ bất bại cả 10 trận, nhưng phần thưởng chỉ là suất ngồi nhà xem World Cup qua tivi.

Đội có nhiều điểm nhất là Brazil và Argentina với cùng 34 điểm, nhưng đó là con số sau 18 trận. Vì thế, danh hiệu đội bóng hiệu quả nhất phải thuộc về Hà Lan, với 32 điểm sau 12 trận, trung bình kiếm được 2,67 điểm mỗi trận. Đoàn quân của HLV Van Basten cũng là đội có tỷ lệ thắng cao nhất, 10 trong tổng số 12 trận (hai hoà).

Có tất cả 11 đội bất bại trong suốt vòng loại World Cup cho đến thời điểm này, bao gồm: Marốc, Ảrập Xêút, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Thụy Sĩ, Israel, Serbia & Montenegro, Tây Ban Nha, Croatia, Australia.

Có 7 đội không thắng nổi trận nào (chỉ tính bảng vòng loại cuối cùng) bao gồm: Kazakhstan, Luxembourg, Quần đảo Faroe, Azerbaijan, San Marino, Malta và Panama. Đáng chú ý, Panama mới vài tháng trước còn là á quân Cup vàng CONCACAF – sự mất giá thê thảm của giải đấu này.

Đội phá lưới đối thủ nhiều nhất là Czech và Bồ Đào Nha, với 35 bàn trong 12 trận. Nhưng đội có hàng công hiệu quả nhất lại là Thụy Điển, với 30 bàn trong 10 trận, đạt hiệu suất 3 bàn mỗi trận.

Đội ghi được ít bàn nhất là Azerbaijan, chỉ với 1 lần ăn mừng trong suốt 10 trận nhờ công của Rashad Sadigov. Tuy nhiên, Azerbaijan có quyền “tự hào” bởi ít ra họ cũng kiếm được 3 điểm (3 trận hòa). Hai đội tệ nhất là Luxembourg (thua cả 12 trận) và San Marino (thua cả 10).

Đội thủng lưới ít nhất là Hà Lan với 3 bàn qua 12 trận? Không phải. Là Pháp với 2 bàn/10 trận? Cũng không. Khiến đối thủ nản nhất lại chính là Serbia & Montenegro. Lưới của họ chỉ rung lên một lần duy nhất tại vòng loại, bởi Raul.

Thủng lưới nhiều nhất là Luxembourg (48 bàn/12 trận) và San Marino (40 bàn/10 trận). Chứng kiến đối phương ăn mừng có lẽ đã là thói quen “ăn sâu” vào máu họ.

Đội chơi rắn nhất không ai khác mà chính là Uruguay “lừng danh” với 50 thẻ vàng và 5 thẻ đỏ qua 18 trận. ~ châu u, chỉ có Áo mới đủ khả năng “sánh” với họ khi nhận 30 thẻ vàng, 1 thẻ đỏ qua 10 trận. Đội nhận nhiều thẻ đỏ nhất là Chile với 6 cái (35 thẻ vàng). 

Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tại vòng loại World Cup 2006 là Jared Borgetti của Mexico, 14 bàn. Các vua phá lưới khu vực khác gồm: Adebayor (châu Phi, Togo, 11 bàn), Pauleta (châu u, Bồ Đào Nha, 11 bàn), Ali Daei (châu Á, Iran, 9 bàn), Toma Veresa (châu Đại dương, Fiji, 7 bàn), Ronaldo (Nam Mỹ, Brazil, 10 bàn).

Các đội được đánh giá là vượt qua vòng loại thuyết phục nhất ở từng châu lục, bao gồm: Hà Lan (châu u), Argentina (Nam Mỹ), Ghana (châu Phi), Iran (châu Á, đoạt vé sớm nhất), Mỹ (CONCACAF).

Những cái nhất khác

“Số phận” hẩm hiu nhất là Israel, bất bại cả 10 trận ở bảng 4 (4 thắng và hòa 6), nhưng vẫn ra rìa vì chỉ xếp thứ ba sau Pháp và Thụy Sĩ. Israel cũng là đội có tỷ lệ trận hòa nhiều nhất, 6/10 trận. Đồng “giải thưởng” với Israel còn có Cameroon. Chỉ cần Pierre Wome đá chính xác quả 11m ở phút 95 trận cuối gặp Ai Cập, “sư tư bất khuất” sẽ giành vé lần thứ 5 liên tiếp. Tuy vậy, trời đã không chiều lòng người.

May mắn nhất chính là Bờ Biển Ngà. Thua Cameroon ngay trên sân nhà ở lượt đấu áp chót, tưởng chừng giấc mơ World Cup tan biến. Nhưng cuối cùng, sai sót của Wome đã giúp Didier Drogba, và Kolo Toure có cơ hội trổ tài tại Đức mùa hè năm sau.  

“Dã tràng xe cát” nhất là Tây Ban Nha. ~ lượt cuối, họ như chú bò tót húc đầu vào tấm vải đỏ, thắng San Marino đến 6-0, nhưng vẫn công cốc, vì Serbia chỉ cần 1 bàn của Kezman là đủ chiếm ngôi đầu bảng 7.

Gây thất vọng lớn nhất là Hy Lạp. Đội ĐKVĐ châu u chỉ xếp thứ tư bảng 2 khu vực châu u – thành tích quá tồi sau màn đăng quang “khủng khiếp” hơn một năm trước đây ngay trên đất Bồ Đào Nha.

“Làn gió mới” của châu Phi được đánh giá là gây ngạc nhiên nhất với 4 đội lần đầu tiên góp mặt trong ngày hội bóng đá thế giới, Angola, Togo, Ghana, Bờ Biển Ngà. Hệ quả là 4 đại gia Nigeria, Nam Phi, Cameroon, Senegal sẽ phải ngồi nhà theo dõi ngày hội bóng đá thế giới qua truyền hình.

(Theo Vnexpress)