Hỏi-Đáp về Luật thi đấu 2007, Luật 14: Đá phạt đền

1. Trọng tài yêu cầu đá lại quả phạt đền bởi vì thủ môn di chuyển lên phía trước đường biên ngang. Quả đá lại có thể do một cầu thủ khác thực hiện được không?

Được

 

2. Khi đá phạt đền, thủ môn tiến lên trước khi bóng được đá và cản được bóng phía trước đường cầu môn. Trọng tài xử lý như thế nào?

Cho đá lại quả phạt đền.

 

3. Cầu thủ đá phạt đền trước khi trọng tài ra hiệu lệnh. Trọng tài xử lý như thế nào?

Yêu cầu đá lại.

 

4. Khi đá phạt đền, sau khi trọng tài đã ra hiệu lệnh, một đồng đội của cầu thủ đã được xác định sẽ đá phạt bất ngờ chạy lên và đá bóng thay cho cầu thủ này. Trọng tài xử lý như thế nào?

Trọng tài dừng trận đấu và cho bắt đầu lại bằng một quả phạt gián tiếp cho đội phòng ngự tại nơi xảy ra vi phạm , có nghĩa là cầu thủ tiến lên phía trước gần hơn 9,15 m. Cầu thủ đó bị phạt thẻ vàng vì hành vi phi thể thao.

 

5.Khi đá phạt đền, bóng đập vào cột dọc và/hoặc xà ngang và nổ. Trọng tài xử lý như thế nào?

Nếu bóng đã vào lưới trực tiếp sau khi đập cột dọc hoặc xà ngang, bàn thắng được công nhận.

Nếu bóng nảy ra và vào cuộc, trọng tài dừng trận đấu, thay bóng và bắt đầu lại trận đấu bằng quả thả bóng. Nếu tình huống này xảy ra trong khi bù giờ, trận đấu kết thúc.

 

6. Sau khi đã bù giờ để đảm bảo quả phạt đền được thực hiện hoặc thực hiện lại vào cuối hiệp hoặc cuối trận đấu, hoặc trong khi “đá luân lưu”, bóng nổ hoặc bì xì hơi trước khi chạm cột, xà hoặc thủ môn, mà không qua đường biên ngang. Trọng tài xử lý như thế nào?

Quả đá phải được thực hiện lại với một quả bóng mới.

 

7. Trọng tài ra hiệu cho thực hiện quả phạt đền. Một cầu thủ tấn công đấm một cách thô bạo một cầu thủ phòng ngự ngoài khu phạt đền. Trọng tài nhìn thấy vi phạm. Trọng tài xử lý như thế nào?

Trọng tài cho phép bắt đầu thực hiện quả phạt. Nếu bóng đi vào cầu môn thì quả phạt được thực hiện lại.

Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài dừng trận đấu và cho trận đấu bắt đầu lại bằng quả phạt gián tiếp cho đội phòng ngự tại điểm xảy ra phạm lỗi và đuổi cầu thủ đó ra khỏi sân vì hành vi bạo lực.

 

8. Cầu thủ thực hiện đá phạt đền dùng gót đá bóng cho một đồng đội và người này đưa bóng vào lưới. Trọng tài xử lý như thế nào?

Trọng tài dừng trận đấu và cho trận đấu bắt đầu lại bằng một quả phạt gián tiếp cho đội phòng ngự từ chấm phạt đền. Điều này được coi tương tự như một trường hợp phạm lỗi trong Luật 14.

 

9. Cầu thủ đá phạt đền đưa bóng về phía trước cho đồng đội chạy vào nhận và ghi bàn. Có được chấp nhận không?

được, miễn là trình tự đá phạt đền đã được thực hiện đúng.

 

10. Một cầu thủ phòng ngự đứng trong khu phạt đền của đội mình đánh thô bạo một cầu thủ đối phương khi bóng đang trong cuộc và ở khu phạt đền của đội có cầu thủ bị đánh. Trọng tài xử lý như thế nào?

Dừng trận đấu. Cho đội có cầu thủ bị phạm lỗi được hưởng quả phạt đền và đuổi cầu thủ phạm lỗi ra khỏi sân vì hành vi bạo lực.

 

11. Trên sân bị ngập nước, một cầu thủ đặt bóng để đá phạt đền cạnh chấm phạt đền. Có được phép không?

Không.

 

12. Trận đấu được kéo dài để thực hiện xong quả phạt đền. Có được thay thủ môn trước khi thực hiện đá phạt không?

Có. Thủ môn có thể được thay bởi một cầu thủ khác có đủ tư cách ở trân sân hoặc một cầu thủ dự bị, miễn là trong số lượng cầu thủ được thay thế.

 

13. Cầu thủ đá phạt đền làm động tác giả trước khi đá bóng. Có được phép không?

Được.

Đá luân lưu để xác định đội thắng

a) Đá luân lưu để xác định đội thắng có là một phần của trận đấu không?

Không.

b) Đội trưởng của cả hai đội đồng ý từ chối đá luân lưu để xác định đội thắng trong trận đấu hoặc trong trận đấu  lượt đi – lượt về, mặc dù điều lệ giải đã quy định. Trọng tài xử lý như thế nào?

Trọng tài báo cáo tình huống cho Ban tổ chức giải.

c) Ai chịu trách nhiệm lựa chọn cầu thủ sẽ đá luân lưu để xác định đội thắng?

Mỗi đội chịu trách nhiệm chọn cầu thủ của mình trong số những cầu thủ đang ở trên sân vào cuối của trận đấu để họ thực hiện việc đá phạt.

d) Khi đá luân lưu để xác định đội thắng trong trận đấu hoặc trong trận đấu lượt đi – lượt về bóng bị nổ sau khi đập cột dọc hoặc xà ngang mà chưa qua đường cầu môn. Có được đá lại không?

Không.

e) Một cầu thủ bị chấn thương có thể không tham gia đá luân lưu để xác định kết quả trận đấu hoặc trận lượt đi –  lượt về  không?

Có, nhưng không được thay bằng một cầu thủ khác.

f) Vào cuối trận đấu, một vài cầu thủ rời sân và không  trở lại để đá 11m luân lưu để phân thắng bại trong một trận đấu hoặc trận đấu lượt đi – lượt về. Trọng tài xử lý như thế nào?

Tất cả các cầu thủ không chấn thương phải tham gia đá luân lưu. Nếu họ không trở lại, trọng tài không tổ chức đá luân lưu và báo cáo về tình huống cho Ban tổ chức giải.

g) Một cầu thủ có thể bị thẻ vàng hoặc đuổi khỏi sân khi đang thực hiện đá luân lưu để phân thắng bại trong một trận đấu hoặc trong trận đấu lượt đi – lượt về không?

Có.

h) Chuẩn bị đá luân lưu để xác định đội thắng trong một trận đấu hoặc trong trận đấu lượt đi lượt về. Một đội, chưa sử dụng quyền thay người, có được thay một vài cầu thủ trước khi tiến hành đá luân lưu không?

Không. Chỉ những cầu thủ đã có mặt trên sân vào cuối trận đấu được quyền tham gia đá luân lưu.

i) Đèn trên sân bị tắt sau khi thi đấu hiệp phụ nhưng trước hoặc trong khi đá luân lưu. Trọng tài xử lý như thế nào?

Trọng tài dành một khoảng thời gian hợp lý để sửa đèn nhưng nếu không thể sửa thì quyết định về trận đấu theo quy định của điều lệ giải.

j) Trong khi đá luân lưu, thủ môn bị đuổi khỏi sân. Có được thay anh ta bằng một cầu thủ dự bị không?

Không.

k) Trong khi đá luân lưu, thủ môn bị chấn thương và không thể tiếp tục thi đấu. Có được thay thủ  môn bằng thủ môn dự bị không?

Có. Miễn là đội bóng còn quyền thay người.

l) Trong khi đá luân lưu, một đội còn lại ít hơn 7 người trên sân. Trọng tài có hủy bỏ việc đá luân lưu không?

Không. Đá luân lưu không phải là  một phần của trận đấu.

m) Trong khi đá luân lưu, một hoặc một vài cầu thủ bị chấn thương hoặc bị đuổi khỏi sân. Trọng tài có phải đảm bảo rằng một số lượng caùa thủ cân bằng từ mỗi đội có mặt trên sân ở lại khu vực vòng tròn giữa sân và họ sẽ là người đá luân lưu không?

Không. Số lượng cầu thủ cân bằng chỉ áp dụng khi bắt đầu đá luân lưu.